Táo bón ở trẻ em

1. Táo bón ở trẻ em là gì?
Táo bón ở trẻ được chẩn đoán khi:
– Trẻ tiêu phân dê dù cho trẻ tiêu phân hằng ngày hoặc tiêu phân làm có nguy cơ làm nghẹt toilet.
– Trẻ tiêu phân giống như xúc xích khô và lợn cợn hoặc nức nẻ, đi tiêu < 3 lần/ tuần.
– Trẻ đau, phải rặn nhiều, hoặc ra máu tươi khi tiêu phân, có cảm giác sợ mỗi lần đi tiêu.

Táo bón gây cho trẻ nhiều khó chịu, đau đớn

2. Biến chứng có thể gặp khi trẻ táo bón là gì?
– Tắc ruột cấp do u.
– Toxi megacolon (phình đại tràng nhiễm trùng).
– Chậm tăng trưởng do ăn uống kém.
– Hành vi cáu gắt.
– Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

3. Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng táo bón?
– 90% trường hợp táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng có thể do trẻ:
+ Từ chối tiêu phân: do đau; thay đổi môi trường sống: thay đổi trường học, du lịch,…; tiêu phân không đúng cách; mất cân bằng cảm xúc; chậm phát triển trí tuệ…).
+ Không được tập thói quen đi tiêu đúng cách.
+ Chế độ ăn không hợp lý (thiếu nước, thiếu rau củ, chất xơ,…).

Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất dễ gây ra táo bón ở trẻ

+ Tiền sử gia đình bị táo bón.
– < 5 % trẻ bị táo bón có nguyên nhân thực thể:
+ Do các bệnh lý về giải phẫu (Hirsprung, nhược cơ..).
+ Do nguyên nhân thần kinh, nội tiết hoặc dị ứng.
– Cần đưa trẻ đến khám ngay khi trẻ bị bón để tìm các nguyên nhân thực thể nếu có.

4. Mục tiêu điều trị táo bón là gì?
– Trẻ tiêu phân >= 3 lần/ tuần, thoải mái và không có cảm giác đau khi tiêu phân.

5. Chiến lược của điều trị táo bón là gì?
– Uống thuốc nhuận trường thẩm thấu (Duphalac) lâu dài, tối thiểu 6 tháng, giảm liều từ từ, không được ngưng thuốc đột ngột.
– Trong giai đoạn đầu, nếu phân quá cứng hoặc đau khi tiêu phân thì phối hợp uống thuốc + bơm hậu môn hằng ngày đến khi trẻ tự tiêu phân được.
– Gia giảm liều thuốc nhuận trường thẩm thấu khi trẻ tiêu phân >= 3 lần/ tuần.

6. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu uống lâu dài có tác dụng phụ không?
– Thuốc nhuận tràng thẩm thấu hoàn toàn an toàn cho trẻ và có thể sử dụng liên tục kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm.
– Thuốc nhuận tràng thẩm thấu chỉ có 1 tác dụng phụ duy nhất đó là tiêu chảy và sẽ mất ngay khi giảm hoặc ngưng thuốc.

7. Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay?
– Tái khám lại ngay khi trẻ vẫn còn tiêu phân cứng hoặc không tiêu phân quá 3 ngày.
– Tái khám định kỳ để cân nhắc giảm dần và ngưng thuốc nhuận tràng.

Khoa Nhi – Bệnh viện ĐK Gia Đình thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh đến lứa tuổi thiếu niên. Đội ngũ y bác sỹ tận tâm, giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tâm lý và những nỗi sợ của các bé. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, phòng bệnh tiện nghi, thoáng mát cùng không gian thân thiện, gần gũi, giúp các bé cảm thấy thoải mái, quên đi nỗi sợ và vững tâm lý khi điều trị tại đây. Family sẽ là gia đình và là người bạn thân của bé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...