Những điều cần biết về hen phế quản

1. Hen phế quản là gì?
– Hen là một bệnh lý đa dạng, thường đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở mạn tính.
– Hen được xác định bởi tiền sử của các triệu chứng hô hấp như: khò khè, khó thở, nặng ngực hoặc ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về cường độ, cùng với sự tắc nghẽn có thay đổi của giới hạn luồng khí thở ra.

2. Nguyên nhân nào gây ra hen phế quản?
– Yếu tố cơ địa kết hợp với yếu tố môi trường dẫn đến viêm đường thở mạn tính.
– Tình trạng viêm mạn tính đường thở dẫn đến tăng đáp ứng của đường dẫn khí với các kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp (yếu tố khởi phát cơn hen) gây nên các triệu chứng hen.
– Yếu tố nguy cơ của hen phế quản:
+ Khởi phát cơn hen cấp.
+ Giới hạn đường thở dai dẳng.
+ Tác dụng phụ của thuốc.

3. Hen phế quản thường gây ra các triệu chứng nào?
3.1. Triệu chứng hen phế quản thường gặp

Ho, khó thở, khò khè, nặng ngực là những triệu chứng thường gặp của hen

Ho, khó thở, khò khè, nặng ngực là những triệu chứng thường gặp của hen
– Ho.
– Nặng ngực.
– Khò khè.
– Khó thở.

3.2. Triệu chứng lâm sàng điển hình của cơn hen phế quản
Gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn khởi phát, giai đoạn lên cơn hen, giai đoạn lui cơn.
– Giai đoạn khởi phát: Thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, nhất là nửa đêm về sáng; thời gian xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiếp xúc dị ứng nguyên hô hấp, thức ăn, gắng sức, không khí lạnh, nhiễm virus đường hô hấp trên, v.v… có thể có các tiền triệu như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ho từng cơn, bồn chồn,…
– Giai đoạn lên cơn: Khó thở chậm, khó thở, kỳ thở ra xuất hiện nhanh; trong cơn hen lồng ngực bệnh nhân căng ra, các cơ hô hấp phụ nổi rõ, có thể có tím ở đầu tay chân sau đó lan ra mặt và toàn thân, nhịp thở chậm, tiếng thở rít kéo dài, nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy.
– Giai đoạn lui cơn: Sau vài phút hay vài giờ, cơn hen giản dần, bệnh nhân ho khạc đàm rất khó khăn, đàm đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai; lúc này nghe phổi phát hiện được nhiều ran ẩm, một ít ran ngáy.

4. Các phương pháp và thời gian điều trị hen phế quản?
4.1. Thời gian điều trị
– Từ 03-05 ngày tùy mức độ bệnh.

4.2. Nguyên tắc điều trị
– Tránh các yếu tố khởi phát cơn hen: Khói thuốc, bụi nhà, phấn hoa, thay đổi thời tiết, nhiễm trùng hô hấp, nấm mốc, thú nuôi có lông, hoạt động gắng sức,…
– Điều trị tích cực đợt bùng phát:
+ Thuốc giãn phế quản, corticoid,…
+ Hỗ trợ hô hấp nếu có chỉ định: thở oxy, thông khí hỗ trợ.
+ Điều trị kháng sinh nếu có bội nhiễm phổi.
– Điều trị dự phòng:
+ Dùng thuốc: Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn, thuốc cắt cơn tác dụng nhanh.
+ Không dùng thuốc: Bỏ thuốc lá; tiêm phòng cúm hằng năm; phòng tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen: tránh tiếp xúc khói bụi, vệ sinh nhà ở sạch sẽ,…; tập thể dục đều đặn, vừa phải; ăn uống hợp lý, bổ sung trái cây hoa quả, rau xanh.

5.Hen phế quản có thể gây ra những biến chứng nào?
– Biến chứng cấp tính:
+ Hen phế quản nặng.
+ Tràn khí màng phổi.
+ Nhiễm khuẩn phế quản phổi
– Biến chứng mạn tính:
+ Khí phế thủng đa tiểu thùy.
+ Suy hô hấp mạn.
+ Tâm phế mạn.
+ Tăng áp phổi.
+ Rối loạn nhịp.

6. Theo dõi trong và sau khi điều trị
6.1. Theo dõi trong điều trị
– Triệu chứng dị ứng thuốc cần nhanh chóng báo cho nhân viên y tế:
+ Ban sẩn ngứa.
+ Phù mặt.
+ Tim đập nhanh.
+ Khó thở, khò khè, đau bụng,…
– Triệu chứng tác dụng phụ của thuốc:
+ Thuốc giãn phế quản: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, run tay chân.
+ Corticoid: Đau bụng, tính chất phân.
– Triệu chứng nặng của bệnh:
+ Khó thở, khò khè tăng lên.
+ Mệt nhiều, không thể đi lại.
+ Nói không thành câu.
+ Đau ngực dữ dội.

6.2. Theo dõi sau ra viện

– Theo dõi kiểm soát triệu chứng
+ Kiểm soát tốt: Không có triệu chứng nào
+ Kiểm soát 1 phần: Có 1 hoặc 2 triệu chứng nêu trên
+ Không kiểm soát: Có 3 hoặc 4 triệu chứng nêu trên
– Kế hoạch hành động
Bệnh nhân cần tự biết đánh giá tình trạng bệnh để có kế hoạch hành động thích hợp trong từng hoàn cảnh.

7. Chế độ ăn cho bệnh nhân hen phế quản như thế nào là hợp lý?
7.1. Thực phẩm tăng cường trong bữa ăn

– Thực phẩm giàu vitamin D: cá hồi, trứng, sữa, nước trái cây,…
– Rau quả giàu beta-carotene như cà rốt, dưa vàng, khoai lang, rau lá xanh, súp lơ xanh, rau bi na,…
– Thực phẩm giàu magie như rau bi na, hạt bí, củ cải đường, sô cô la đen, cá hồi,…
– Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng với cơm, bánh mì và ngũ cốc, trái cây và rau xanh, các loại thịt và sản phẩm thay thế thịt, các sản phẩm từ sữa.

7.2. Thực phẩm nên tránh
– Thức ăn gây dị ứng, thức ăn chứa sulfite như rượu vang, hoa quả khô, thực phẩm muối, anh đào ngâm rượu, tôm, nước chanh đóng hộp.
– Thực phẩm gây ra khí ga như các loại đậu, bắp cải, hành tây, tỏi, đồ ăn chiên rán và các nước uống có ga, thức ăn chứa nhiều salicylate: trà, cà phê, đồ gia vị.
– Các thành phần nhân tạo như chất bảo quản và các chất tạo vị khác

8. Các biện pháp dự phòng hen phế quản là gì?

Tập luyện thể dục thể thao là một trong những biện pháp dự phòng hen

– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
– Vệ sinh nhà ở sạch sẽ.
– Không hút thuốc lá, bỏ thuốc lá.
– Giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi trời lạnh.
– Ăn uống đều độ hợp vệ sinh.
– Phát hiện sớm bệnh để khám và điều trị kịp thời.
– Kiểm tra kỹ thuật hít của bệnh nhân sau mỗi lần tái khám.
– Tiêm ngừa cúm hằng năm.
– Tránh các yếu tố khởi phát cơn hen, thức ăn gây dị ứng.
– Theo dõi phát hiện sớm biến chứng để điều trị kịp thời.

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Với đầy đủ các chuyên khoa về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, tim mạch, thần kinh,… cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, Khoa Nội đã và đang đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao cho tất cả người bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Family:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...