1. Co giật do sốt là gì?
– Co giật là những bất thường về vận động, hành vi, cảm giác,… có nguyên nhân bắt nguồn từ các hoạt động điện bất thường bên trong não bộ.
– Co giật do sốt được định nghĩa là tình trạng co giật phối hợp với sốt, là một rối loạn phổ biến ở trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ (2-5%):
+ Tuổi: 6 tháng đến 5 tuổi (hay gặp nhất là từ 1 đến 3 tuổi)
+ Có quá trình phát triển tâm thần vận động bình thường.
+ Không có nhiễm trùng hoặc viêm hệ thống thần kinh trung ương.
2. Nguyên nhân gây ra co giật do sốt là gì?
– Do các bệnh có sốt ở trẻ em.
3. Co giật do sốt được phân loại như thế nào?
Co giật do sốt được phân thành hai loại
– Co giật do sốt đơn thuần:
+ Thường gặp ở trẻ từ 1 – 5 tuổi.
+ Thời gian cơn co giật ngắn < 15 phút và 1 cơn trong 24h.
+ Dạng co giật: toàn thân.
– Co giật do sốt phức tạp:
+ Thường gặp ở trẻ < 1 tuổi.
+ Thời gian cơn co giật kéo dài > 15 phút và hơn 1 cơn trong 24h.
+ Dạng co giật: khu trú.
+ Rối loạn ngoài cơn: có.
+ Trẻ có bệnh lý thần kinh.
4. Những yếu tố nào tăng nguy cơ tái phát co giật do sốt?
– Tuổi khởi phát bệnh nhỏ (trước 15 tháng tuổi).
– Tiền sử gia đình co giật do sốt.
– Mức độ sốt thấp < 38,5ºC khi lên cơn co giật.
– Thời gian từ khi khởi phát sốt đến cơn co giật ban đầu ngắn.
5. Những yếu tố nào tăng nguy cơ diễn tiến thành động kinh?
– Tiền sử gia đình động kinh.
– Tiền sử bệnh lý về thần kinh: chậm phát triển tinh thần vận động.
– Khám thần kinh trước đó bất thường: dấu thần kinh khu trú (liệt nửa người).
– Co giật do sốt phức tạp.
6. Xử trí cơn co giật do sốt tại nhà cho trẻ như thế nào?
Người nhà cần bình tĩnh và thực hiện tuần tự các bước sau:
– Đặt trẻ nằm nghiêng sang bên phải.
– Đảm bảo miệng trẻ thông thoáng.
– Không vắt chanh hoặc thuốc vào miệng trẻ
– Không được thử dừng cơn co giật.
– Không được quấn kín trẻ.
– Hạ sốt: sử dụng thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn.
– Lau khô khắp người trẻ bằng khăn ấm ẩm.
– Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Người nhà nên lau khô khắp người trẻ bằng khăn ấm ẩm và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất
7. Trẻ được điều trị như thế nào tại cơ sở y tế?
Co giật do sốt thường tự hết. Điều trị triệu chứng (hạ sốt) và điều trị nguyên nhân phải được thực hiện càng sớm càng tốt.
* Trường hợp co giật kéo dài ( > 5 phút) hoặc tái phát
– Đặt trẻ ở tư thế:
+ Giải phóng đường thở.
+ Tư thế: nghiêng 1 bên.
+ Đặt máy theo dõi nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ.
– Benzodiazepine được dùng khi cơn co giật không hết sau 5 phút.
* Trường hợp co giật kéo dài sau 10 phút
– Nên nhắc lại liều thứ 2, tốt nhất là đường tĩnh mạch Clonazepam 0,05mg/kg tại bệnh viện.
* Trường hợp thất bại với liều thứ 2
– Điều trị chống co giật bằng phenytoin hoặc phenobarbital đường tĩnh mạch, tốt nhất tại đơn vị hồi sức nhi.
8. Trẻ được dự phòng cơn co giật do sốt khi nào?
– Thuốc hạ sốt không có hiệu quả.
– Thuốc chống co giật không được khuyến cáo.
9.Trẻ được chăm sóc và theo dõi như thế nào?
– Cho trẻ nằm yên tĩnh, tránh kích thích.
– Theo dõi thân nhiệt và hạ sốt kịp thời.
– Uống nhiều nước/bú mẹ.
Khoa Nhi – Bệnh viện ĐK Gia Đình thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh đến lứa tuổi thiếu niên. Đội ngũ y bác sỹ tận tâm, giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tâm lý và những nỗi sợ của các bé. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, phòng bệnh tiện nghi, thoáng mát cùng không gian thân thiện, gần gũi, giúp các bé cảm thấy thoải mái, quên đi nỗi sợ và vững tâm lý khi điều trị tại đây. Family sẽ là gia đình và là người bạn thân của bé!