1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh do các chất trong dạ dày trào ngược vào thực quản, hầu họng và/hoặc đường hô hấp. Bệnh gây tổn thương hoặc gây các triệu chứng, biến chứng phiền toái làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày thực quản?
Do sự đóng mở bất thường của cơ vòng thực quản dưới (cơ ở dưới cùng của thực quản) làm cho axit dạ dày trào ngược vào thực quản.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh:
– Thói quen ăn uống không điều độ
– Thừa cân hoặc béo phì
– Thói quen nằm ngay sau bữa ăn
– Uống rượu hoặc hút thuốc
– Lo lắng, căng thẳng, stress, mất ngủ
– Sử dụng một số loại thuốc điều trị có bệnh lý đi kèm
– Phụ nữ mang thai
3. Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản?
3.1. Triệu chứng điển hình
– Ợ nóng
– Nôn
3.2. Triệu chứng không điển hình
– Buồn nôn, nôn
– Đầy bụng
– Đau thượng vị
– Ợ hơi
-Triệu chứng hô hấp (ho, khò khè,…)
– Triệu chứng tai mũi họng (khàn tiếng, đau rát họng, nghẹn họng,…)
4. Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra các biến chứng nào?
– Viêm loét thực quản.
– Barrett thực quản
– Hẹp thực quản
– Ung thư thực quản
– Xuất huyết tiêu hóa trên
5. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?
5.1. Điều trị nội khoa
– Thuốc kháng tiết
– Thuốc trung hòa acid
– Thuốc prokinetic
– Thuốc kháng sinh diệt HP
5.2. Thay đổi lối sống
– Chế độ ăn: kiêng chất béo, đồ ăn chiên, rán, thực phẩm chua, cay, nóng, cứng, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ uống có gas,…
– Tư thế nằm ngủ: Đầu cao 15-20cm
Sử dụng gối, ngủ ở tư thế đầu cao 15-20cm giúp cải thiện tình trạng bệnh
– Duy trì cân nặng hợp lý
– Mặc quần áo rộng thoáng mát, tránh bó sát
5.3. Nội soi phẫu thuật
Nếu việc dùng thuốc và thay đổi lối sống không hiệu quả sẽ có chỉ định nội soi phẫu thuật
6. Chế độ ăn uống trong và sau đợt điều trị?
6.1. Chế độ ăn uống
– Tránh ăn quá no
– Chia nhỏ bữa ăn nhiều lần trong ngày
– Không ăn từ 2-3h trước khi ngủ
– Tránh thức ăn nhiều chất béo, đặc biệt là thức ăn nhanh, thức ăn chua, cay, nóng, cứng,…
Người bệnh trào ngược dạ dày cần tránh thức ăn nhiều chất béo, khó tiêu
– Tránh cà phê, thuốc lá, chocolate, bạc hà, nước có gas…
6.2. Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi
– Tránh nằm trong 3h sau khi ăn
– Tránh lo lắng, căng thẳng, tress, nghỉ ngơi hợp lý.
– Tư thế nằm ngủ đầu cao 15-20 cm
– Mặc quần áo rộng, thoáng mát
7. Theo dõi và tái khám như thế nào?
– Theo dõi các triệu chứng bất thường: ợ hơi, nôn, buồn nôn, nóng rát thượng vị, đau tức ngực, tính chất phân
– Tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ
– Tái khám khi có các triệu chứng tái phát sau:
+ Nuốt đau, nuốt khó
+ Nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen, phân có máu
+ Nôn dai dẳng
+ Tình trạng sụt cân không chủ ý
+ Ho tái phát dai dẳng
+ Đau bụng đau tức ngực
Đơn vị Tiêu hóa Gan mật Bệnh viện Đa khoa Gia Đình quy tụ đội ngũ bác sỹ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh lý hệ tiêu hóa. Kết hợp với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại giúp đưa ra những chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Nổi bật là hệ thống nội soi ống mềm Olympus – Nhật Bản, vượt trội với dải tần ánh sáng hẹp (Narrow Banding Imaging – NBI) cho phép triển khai thành công các kỹ thuật tiên tiến như: nội soi chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hóa, lấy dị vật đường tiêu hóa, mở thông dạ dày ra da; nội soi tầm soát ung thư sớm dạ dày, đại trực tràng theo tiêu chuẩn quốc tế, không đau và nhanh hồi phục.
- Tổng Đài: 19002250
- Fanpage: Family Hospital
- Zalo: Family Hospital