1. Sốt ve mò là gì?
Sốt ve mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do tác nhân Orientia tsutsugamushi (một loại vi khuẩn gây bệnh thuộc họ Rickettsia và là một ký sinh trùng nội bào tự nhiên và bắt buộc của loài mò thuộc họ Trombiculidae) gây ra. Bệnh diễn tiến từ nhẹ đến nặng, có thể dẫn đến tử vong.
Hình ảnh: cảnh giác với những vết do mò đốt
3. Triệu chứng của sốt ve mò là gì?
Triệu chứng thể thông thường điển hình:
– Thời kỳ ủ bệnh: trung bình từ 8 đến 12 ngày, sớm là 6 ngày, dài là 21 ngày.
– Thời kỳ khởi phát: 1 ngày từ khi bị đốt, xuất hiện nốt phỏng kích thước bằng hạt đậu, không đau rát hay ngứa.
– Thời kỳ toàn phát thường có các hội chứng:
+ Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc: sốt nhẹ 1 đến 2 ngày đầu, sau đó sốt cao liên tục, sốt dai dẳng hoặc từng cơn kéo dài 15-20 ngày; kèm theo đau đầu lan khắp đầu, có thể nhức cả 2 hố mắt. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, đi lại lảo đảo, ù tai, lưỡi run rẩy, có cơn vã mồ hôi, đau cơ nhiều, có những trường hợp người bệnh li bì, tri giác u ám.
+ Hội chứng vết loét – hạch – ban: xuất hiện vết loét hình tròn hoặc bầu dục có đường kính 1mm-2cm, thường gặp nhất ở vùng da non và ẩm, có thể đóng vẩy đen hoặc không, không có đau rát kèm theo. Hạch xuất hiện ở gần nơi loét hoặc hạch toàn thân thứ phát. Ban thường là ban dát sẩn, kích thước từ hạt kê đến 1cm, mọc khắp toàn thân (lưng, ngực, bụng, tứ chi) trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân.
+ Hội chứng về tim mạch: dãn mạch làm da thường hồng hào, sung huyết kết mạc mắt với nhiều tia máu đỏ (đây là triệu chứng để phân biệt với sốt rét và thương hàn). Đôi khi có những trường hợp xuất huyết dưới da, chảy máu cam, xuất huyết đường tiêu hoá, ho ra máu,… Có biểu hiện của viêm cơ tim: tiếng tim mờ, ngoại tâm thu, huyết áp giảm.
+ Các triệu chứng về hô hấp: có thể gặp viêm phổi không điển hình hoặc viêm phế quản.
+ Triệu chứng ở các cơ quan khác: táo bón, tiêu chảy, đau thượng vị, gan lách có thể to nhưng thường không đau, có thể có protein trong nước tiểu.
4. Sốt ve mò thường có các biến chứng nào?
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực, bệnh sẽ càng nghiêm trọng, kéo theo các biến chứng nguy hiểm như tổn thương đa tạng, bao gồm:
– Viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch
– Đông máu động mạch rải rác
– Viêm phổi nặng, suy hô hấp
– Viêm thận, viêm não màng não
– Nhiễm độc gan, sốc nhiễm khuẩn
– Xuất huyết trong phân, nôn, ho ra máu
– Tử vong
5. Điều trị sốt ve mò như thế nào?
– Điều trị đặc hiệu: liệu pháp kháng sinh hoặc kháng sinh kết hợp Corticoid.
– Điều trị triệu chứng:
+ Bổ sung nước – điện giải: ở bệnh nhân sốt ve mò thường có tình trạng sốt cao kéo dài và ăn uống kém nên dễ có hiện tượng mất nước và các chất điện giải. Do vậy cần cho bệnh nhân uống đủ nước và truyền dịch.
+ Trợ tim mạch: người bệnh sốt ve mò thường gặp tình trạng viêm cơ tim, viêm nội mạc mạch máu cần dùng các thuốc trợ tim mạch như: ouabain, spartein, coramin.
+ Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: bổ sung vitamin, ăn uống đủ chất.
+ An thần, hạ sốt (khi sốt cao).
+ Điều trị bội nhiễm nếu có.
6. Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh sốt ve mò?
6.1. Cách phòng bệnh
– Phát quang bụi rậm quanh nhà, dọn sạch cỏ dại.
– Mắc võng nằm cao trên 50 cm.
– Phun thuốc diệt ấu trùng mò.
– Diệt chuột và các loài gặm nhấm.
– Khi đi vào vùng rừng núi hoặc vùng cây cối rậm rạp cần mặc quần áo dài tay, mang bao tay, tất che kín cơ thể.
– Không nằm trên bãi cỏ hay vùng đất ẩm, không phơi quần áo trên bãi cỏ tránh ấu trùng mò bám vào.
– Không dùng kháng sinh dự phòng vì ít hiệu quả và tốn kém.
– Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh.
6.2. Chăm sóc khi mắc bệnh
– Nằm nơi thoáng mát, đầy đủ ánh sáng
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ, khi vết mò đốt có mụn nước không nên tự ý làm vỡ mụn nước, vệ sinh răng miệng, hạn chế xây xác mạnh lên vết mò cắn.
– Dùng hạ sốt theo y lệnh (nếu có).
– Chườm mát, lau mát toàn thân, uống đủ nước và điện giải khi có sốt cao.
– Bù nước bằng tĩnh mạch nếu sốt cao kéo dài dẫn đến mất nước.
– Theo dõi các triệu chứng tim mạch, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc của người bệnh.
7. Khi nào cần tái khám?
Tái khám ngay khi có những triệu chứng bất thường như sốt cao liên tục không giảm, vết mò cắn vỡ mủ nhiễm trùng, hạch sưng to, các vấn đề về tim mạch: mệt ngực, khó thở.
Với đầy đủ các chuyên khoa về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, tim mạch, thần kinh,… cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, Khoa Nội đã và đang đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao cho tất cả người bệnh.
- Tổng Đài: 19002250
- Fanpage: Family Hospital
- Zalo: Family Hospital
Thông tin liên quan:
1. Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết
2. Những điều cần biết về sốt siêu vi