Những điều cần biết về kỹ thuật kích thích ho khạc đờm bằng khí dung nước muối ưu trương

1. Kỹ thuật khí dung nước muối ưu trương là gì?
Khí dung là phương pháp đưa luồng khí đi thẳng trực tiếp vào phổi và đến những vị trí cần được tác dụng (như xoang, niêm mạc mũi, họng, thanh – khí – phế quản,…).
Kích thích ho khạc đờm bằng khí dung nước muối ưu trương là kỹ thuật được thực hiện để lấy dịch đờm xét nghiệm trong trường hợp bệnh nhân không thể ho khạc được.
Nước muối ưu trương dùng kèm phương pháp khí dung sẽ nhanh chóng được hấp thu và thẩm thấu vào niêm mạc đường hô hấp, giúp làm loãng đờm và kích thích người bệnh ho để khạc đờm ra bên ngoài.

2. Chỉ định và chống chỉ định của kỹ thuật khí dung nước muối ưu trương?
Khí dung nước muối ưu trương được chỉ định trong những trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý đường hô hấp cần lấy đàm làm xét nghiệm chẩn đoán nhưng không tự khạc đàm được bằng kỹ thuật ho khạc đàm thông thường.
Tuy nhiên, với người bệnh hen phế quản, nghi ngờ hen phế quản hoặc người bệnh có thông khí phổi giảm nặng kỹ thuật chỉ được thực hiện sau khi dùng các thuốc giãn phế quản vì nước muối ưu trương gây co thắt phế quản.
Và sẽ cân nhắc chỉ định ở những người bệnh phải hạn chế động tác ho, bao gồm:
– Ho ra máu chưa rõ nguyên nhân
– Suy hô hấp cấp
– Tình trạng tim mạch không ổn định
– Giảm oxy máu
– Tràn khí màng phổi
– Tắc mạch phổi
– Gãy xương sườn hoặc chấn thương ngực khác
– Có phẫu thuật mắt gần đây
– Người bệnh không thể làm theo hướng dẫn

3. Quy trình thực hiện kỹ thuật kích thích ho khạc đàm bằng khí dung nước muối ưu trương?
– Bước 1: Người bệnh ở tư thế thoải mái (nằm hoặc ngồi).
– Bước 2: Chuẩn bị thuốc và máy khí dung
+ Cho 10 ml nước muối ưu trương dùng để khí dung vào bầu
+ Bật máy khí dung.
– Bước 3: Cho người bệnh thở
+ Thấy hơi thoát ra, tiến hành đeo mặt nạ cho người bệnh
+ Người bệnh khí dung khoảng 5 phút, 10 phút sẽ dừng khí dung.
– Bước 4: Hướng dẫn lấy đàm
+ Điều dưỡng thực hiện các động tác vật lý trị liệu nhẹ nhàng ở ngực: vỗ rung lồng ngực
+ Người bệnh hít sâu vài lần sau đó khạc đàm ra.
– Bước 5: Vệ sinh sau khi thở
+ Người bệnh cần súc miệng họng lại bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý sau khi phun khí dung.

3. Thời gian tiến hành kỹ thuật trong bao lâu?
Kỹ thuật khí dung sẽ dừng lại khi:
– Người bệnh đã khạc được 1-2 ml đờm cho mỗi mẫu yêu cầu.
– Sau 15 phút khí dung.
– Người bệnh xuất hiện các triệu chứng: khó thở, tức ngực hoặc khò khè.
– Người bệnh có dấu hiệu suy hô hấp, đau đầu hoặc cảm thấy buồn nôn.

4. Những tai biến nào có thể xảy ra?
Với những bệnh nhân hen phế quản, nghi ngờ hoặc có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ được sử dụng thuốc giãn phế quản trước khi thực hiện kỹ thuật, được theo dõi dõi bởi nhân viên y tế trong và sau khi thực hiện kỹ thuật.
Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp xảy ra tai biến suy hô hấp do co thắt phế quản. Lúc này, bệnh nhân sẽ cần được xử trí ngay bằng thở oxy, khí dung thuốc giãn phế quản hoặc chỉ định corticoid và trong những trường hợp cần thiết sẽ chỉ định thông khí nhân tạo hỗ trợ

Với đầy đủ các chuyên khoa về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, tim mạch, thần kinh,… cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, Khoa Nội đã và đang đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao cho tất cả người bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Family:

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...