Lấy sỏi ống tuyến nước bọt – Những điều cần biết

1. Lấy sỏi ống tuyến nước bọt là gì?
– Lấy sỏi ống tuyến nước bọt là một thủ thuật nhằm loại bỏ sỏi ra khỏi ống tuyến nước bọt, trả lại dòng chảy bình thường cho nước bọt từ tuyến đổ vào miệng. Đồng thời chấm dứt các cơn đau, loại bỏ các viêm nhiễm và khó chịu do sỏi gây ra.

2. Sỏi ống tuyến nước bọt được phân loại như thế nào?

Dựa theo vị trí, sỏi ống tuyến nước bọt thường được phân thành 3 loại như sau:
– Sỏi tuyến dưới hàm (thường gặp nhất).
– Sỏi tuyến mang tai.
– Sỏi tuyến dưới lưỡi và các tuyến nước bọt phụ (hiếm gặp).

3. Chỉ định lấy sỏi ống tuyến nước bọt trong trường hợp nào?
– Các trường hợp có sỏi ở ống tuyến, gây hiện tượng tắc, bán tắc hoặc gây viêm nhiễm, khó chịu cho sinh hoạt bình thường của bệnh nhân.
– Không có dấu hiệu bội nhiễm hoặc nếu có thì đã được điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm từ 2-3 ngày trước khi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật.
– Tình trạng sức khoẻ đảm bảo ức khỏe ổn định dựa trên một số cận lâm sàng: công thức máu, huyết áp, tim mạch,…

4. Thời gian thực hiện thủ thuật, phẫu thuật trong bao lâu?
– Thời gian thực hiện thủ thuật, phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí, kích thước của sỏi và đường vào phẫu thuật.
– Sỏi càng nằm nông và kích thước lớn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
– Thời gian kéo dài khoảng từ 20 – 60 phút.

5. Phương pháp lấy sỏi ống tuyến nước bọt được thực hiện như thế nào?
5.1. Điều trị không phẫu thuật
5.1.1. Điều trị nội khoa
– Thuốc chống co thắt giúp nước bọt dễ thoát ra.
– Kháng sinh phổ rộng chống nhiễm trùng và đề phòng bội nhiễm.
– Thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc tăng hoặc giảm tiết nước bọt tuỳ thuộc từng trường hợp.
– Tăng cường thức ăn có vị chua, kích thích tăng tiết nước bọt nhằm tạo áp lực đẩy sỏi tự ra ngoài, xoa nắn, vuốt nhằm hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài.

5.1.2. Tán sỏi tuyến nước bọt ngoài cơ thể
– Dùng dụng cụ vi phẫu phát sóng xung kích điện từ để tán vỡ sỏi mà không gây tổn thương đến nhu mô tuyến.
– Sỏi bị tán nhỏ có thể thoát ra theo nước bọt hoặc được gắp ra bằng dụng cụ nội soi vi phẫu.

5.2. Điều trị phẫu thuật
– Sỏi ở ống: Rạch lấy sỏi bằng đường trong miệng.
– Sỏi ở cuối ống, đầu tuyến: Rạch lấy sỏi bằng đường rạch trong miệng. Nếu bệnh nhân không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị, tiến triển nặng hơn, viêm nhiễm có mủ kéo dài trong khi sỏi đã lấy ra, thì tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến.
– Sỏi ở sâu, cuối ống, đầu tuyến nước bọt: Phẫu thuật cắt bỏ tuyến.

6. Những điều cần lưu ý sau khi lấy sỏi ống tuyến nước bọt?
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
– Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ, đủ liều, và tái khám khi hết thuốc.
– Ăn thực phẩm có vị chua để kích thích tiết nước bọt.

Sau điều trị, nên ăn thức ăn có vị chua để kích thích tuyến nước bọt

– Ăn thức ăn mềm, không quá lạnh, quá nóng, quá cay trong khoảng 3-5 ngày đầu sau phẫu thuật.
– Chườm ấm, mát xa tuyến nước bọt.
– Hạn chế tối đa các thức ăn lên men, thức ăn sống: Dưa muối, mắm nêm,… trong 3-5 ngày đầu để hạn chế nhiễm trùng vết mổ.
– Nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế lao động nặng, ăn uống đủ giúp vết thương mau lành.
– Tái khám cắt chỉ, kiểm tra vết thương theo hẹn hoặc khi có các triệu chứng bất thường như: chảy máu, sốt cao kéo dài.

Với đội ngũ Bác sỹ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại, Đơn vị Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng đã và đang chăm sóc sức khỏe răng miệng cho rất nhiều người dân Đà Nẵng và khu vực miền Trung.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Nha khoa Family:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...