Đau ngực cấp – Những điều cần biết

1. Đau ngực cấp là gì?
Đau ngực là một triệu chứng rất thường gặp trong cuộc sống, là cơn đau tính từ mũi ức lên tới vùng ngang vai. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ngực, trong đó có một số nguyên nhân nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ.

2. Nguyên nhân gây đau ngực cấp ?
Có nhiều nguyên nhân gây đau ngực, tuy nhiên có thể chia thành nhiều nhóm:
– Đau ngực liên quan tới chấn thương:
+ Chỉ xuất hiện ngay sau khi gặp chấn thương
– Đau ngực nguồn gốc do tim mạch:
+ Nhồi máu cơ tim
+ Cơn đau thắt ngực
+ Bóc tách động mạch chủ
+ Viêm màng ngoài tim
– Đau ngực nguồn gốc từ đường tiêu hoá:
+ Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
+ Bệnh lý thực quản gây khó nuốt
+ Viêm tuỵ cấp, viêm túi mật cấp
– Đau ngực do cơ xương khớp:
+ Đau thần kinh liên sườn
+ Viêm sụn sườn
+ Căng cơ
– Đau ngực nguồn gốc từ phổi:
+ Viêm màng phổi
+ Thuyên tắc phổi
+ Tràn khí màng phổi
+ Các bệnh lý ác tính tại phổi
– Một số nguyên nhân khác
+ Đau ngực do tâm lý: thường xuất hiện khi căng thẳng hoặc xúc động mạnh
+ Đau ngực do Zona thần kinh

3. Triệu chứng của cơn đau ngực ?
Đầu tiên việc mô tả đầy đủ về cơn đau ngực có thể giúp ích cho nhân viên y tế trong việc nhanh chóng xác định nguyên nhân gây đau ngực của bệnh nhân.
Những yếu tố này bao gồm:
– Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau:
+ Sau chấn thương
+ Sau bữa ăn
+ Sau khi gắng sức
+ Xuất hiện đột ngột
+ Xuất hiện sau khi xúc động mạnh
– Thời gian của cơn đau:
+ Cơn đau xuất hiện vài phút sau đó tự hết
+ Đau âm ỷ liên tục
+ Đau vào một thời gian nhất định trong ngày
– Vị trí chính xác cơn đau, hướng lan:

– Triệu chứng đau ngực cấp:
+ Đau căng, nặng, thắt, nóng hoặc khó chịu vùng giữa ngực;
+ Đau, khó chịu ở những bộ phận khác như cánh tay, cổ, lưng, hàm hoặc vùng dạ dày;
+ Khó thở;
+ Buồn nôn, nôn, ợ nóng;
+ Vã mồ hôi hoặc lạnh da;
+ Nhịp tim không đều;
+ Chóng mặt hoặc gần ngất…
Đặc biệt, nếu bệnh nhân là phụ nữ, > 60 tuổi, có tiền sử bệnh tim mạch, đái tháo đường

4. Xử trí đau ngực cấp như thế nào?

4.1. Xử trí ban đầu
Đau ngực sau chấn thương:
+ Nằm yên tại chỗ, hạn chế vận động tối đa
+ Gọi người hỗ trợ đưa tới bệnh viện hoặc liên hệ 115
– Đau ngực không do chấn thương:
+ Bình tĩnh, nằm yên tại chỗ. Có thể nằm đầu cao 30 độ để dễ chịu.
+ Nếu triệu chứng càng lúc càng nặng lên trong vòng 15 phút, liên hệ 115 ngay lập tức
+ Nếu triệu chứng thuyên giảm, liên hệ trung tâm y tế để được hướng dẫn tiếp.
+ Không tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có hướng dẫn của nhân viên y tế.

4.2. Xử trí tại Khoa Cấp cứu
Bệnh nhân có triệu chứng đau ngực cấp cần phải tới Khoa Cấp cứu để được sàng lọc bước đầu, loại trừ những tình huống nguy hiểm đến tính mạng.Tại Khoa cấp cứu, bệnh nhân sẽ được thăm khám toàn diện và được làm các cận lâm sàng để sơ bộ chẩn đoán, bao gồm:
– ECG
– X quang ngực – CT Scanner ngực bụng
– Xét nghiệm máu
Tuỳ thuộc vào kết quả của những cận lâm sàng ban đầu, bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm các cận lâm sàng khác:
– Chụp mạch vành và can thiệp mạch vành nếu cần thiết
– Chụp CT Scanner mạch máu / MRI
– Siêu âm tim
Khi đã xác định rõ nguyên nhân gây đau ngực, bệnh nhân sẽ được điều trị theo từng bệnh lý đã được chẩn đoán.

5. Phòng ngừa đau ngực cấp?
– Tập luyện thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày; chế độ ăn ít mỡ, nhiều rau xanh và trái cây; tránh xa rượu bia thuốc lá; tránh ăn mặn và kiểm soát tốt huyết áp là những biện pháp phòng tránh xơ vữa mạch máu đã được công nhận là hiệu quả
– Thư giãn và nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng hoặc gắng sức để tim luôn khỏe mạnh.
– Cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa mạch máu.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau quả, chất xơ, nhiều cá. Hạn chế ăn chất béo, thức ăn mặn, nhiều đồ ngọt, đặc biệt đồ chiên rán,…
– Bỏ thuốc lá, bỏ rượu bia, cố gắng giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.
– Điều trị các bệnh gây nguy cơ đau thắt ngực như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu,…
– Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát huyết áp, cholesterol, đường máu…

Đau ngực là một triệu chứng thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ngực, đa phần là những nguyên nhân không nguy hiểm. Tuy nhiên, không được chủ quan trước triệu chứng này.Nếu cơn đau của bệnh nhân có những tính chất nguy hiểm cần liên hệ ĐVCC hoặc 115 để được hỗ trợ ngay lập tức

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...