1. Điều trị Insulin trong trường hợp nào?
1.1. Chỉ định điều trị
– Bệnh nhân ĐTĐ type 1.
– Bệnh nhân ĐTĐ type 2:
+ Thất bại với thuốc viên hạ đường máu.
+ Hôn mê tăng đường máu: tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan Ceton.
+ Có biến chứng cấp tính cần kiểm soát đường máu nhanh và tốt như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, nhiễm trùng nặng,…
+ ĐTĐ có chống chỉ định thuốc uống: Xơ gan, suy thận.
+ Chuẩn bị phẫu thuật đại phẫu, cần kiểm soát đường máu nhanh.
+ Có tình trạng tăng đường máu (ngộ độc đường): chỉ số đường máu lúc mới phát hiện bao gồm glucose đói > 16,5 mmol/l; HbA1C >10%.
– Bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ do viêm tụy mãn.
1.2. Chống chỉ định điều trị
– Người mẫn cảm với thuốc Insulin và/hoặc các thành phần của Insulin.
2. Bảng Phân loại Insulin theo thời gian tác dụng
3. Chuẩn bị dụng cụ trước tiêm
3.1. Dụng cụ vô khuẩn
– Bơm tiêm 0,3 ml; 0,5 ml; 1 ml có chia vạch tương ứng 30, 50, 100 đơn vị.
– Bộ dụng cụ tiêm: Hộp đựng bông cồn, khay chữ nhật, ống cắm kẹp Kocher, kẹp Kocher.
– Thuốc Insulin theo y lệnh. Lọ Insulin lọ 10ml có 1.000 đơn vị (tương đương 1ml có 100 đơn vị – U100) hoặc lọ Insulin 10ml có 400 đơn vị (tương đương 1ml có 40 đơn vị) và bơm tiêm riêng.
– Nếu thuốc Insulin sử dụng lần đầu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh phải để thuốc ra ngoài trước 10-15 phút và ghi ngày mở nắp bên ngoài vỏ lọ.
– Hộp đựng bông cồn.
3.2. Dụng cụ khác
– Khay chữ nhật sạch.
– Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
– Hộp chống sốc.
– Dụng cụ đựng chất thải (túi Nilon, hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác).
4. Các bước tiến hành
– Bước 1: Xác định vị trí tiêm: cánh tay, bụng, đùi, mông.
– Bước 2: Lăn nhẹ thuốc trong lòng bàn tay 15 – 20 lần (nếu là Insulin hỗn hợp).
– Bước 3: Sát khuẩn nắp của lọ thuốc bằng cồn 70 độ, sau đó để khô.
– Bước 4: Tháo nắp nhựa bơm tiêm kéo ngược Piston của bơm tiêm để lấy một lượng khí đúng bằng lượng thuốc cần tiêm.
– Bước 5:
+ Đâm kim vào lọ thuốc, đẩy lượng không khí trong bơm tiêm vào lọ thuốc. Giữ nguyên kim tiêm trong lọ thuốc.
+ Dốc ngược lọ thuốc ngang tầm mắt, kéo từ từ piston để lấy đủ lượng Insulin theo chỉ định. Rút kim, đậy nắp kim.
+ Nếu có bọt khí trong bơm tiêm: Búng nhẹ và đẩy khí ra ngoài bằng cách đẩy nhẹ piston lên.
– Bước 6: Lựa chọn vùng tiêm. Chú ý quan sát để tránh mũi tiêm trước đó và tránh vùng da bị teo, phì đại. Sát khuẩn vị trí tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc tối thiểu 2 lần bằng cồn 70 độ.
– Bước 7: Véo da bằng hai ngón tay (ngón cái và ngón trỏ) để cố định da cho đến khi bơm hết thuốc.
– Bước 8: Cầm bơm tiêm đâm 1 góc 45 – 90 độ so với mặt da (tùy thuộc thể trạng người bệnh gầy hay béo).
– Bước 9: Bơm thuốc từ từ cho đến khi hết thuốc trong bơm tiêm, đồng thời theo dõi vị trí tiêm, sắc mặt người bệnh.
– Bước 10: Rút kim, thả tay véo da, ấn nhẹ miếng bông vào vùng tiêm.
– Bước 11: Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, theo dõi, nhắc nhở những điều cần thiết (thời gian ăn sau tiêm, cách phát hiện dấu hiệu bất thường để báo nhân viên y tế…).
– Bước 12: Thu dọn dụng cụ. Phân loại rác đúng.
– Bước 13: Rửa tay.
Theo dõi video hướng dẫn chi tiết cách tiêm insulin bằng lọ Tại đây
Lưu ý: Bảo quản Insulin đúng là yếu tố rất quan trọng để tiêm đạt hiệu quả điều trị và kiểm soát tốt đường máu.
– Thuốc Insulin chưa mở nắp bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
– Insulin sau khi mở nắp lọ bảo quản nhiệt độ thường và chỉ được sử dụng tối đa 6 tuần.
5. Tác dụng không mong muốn và xử trí
5.1. Phản ứng tại chỗ
5.1.1. Loạn dưỡng mỡ
– Nguyên nhân: Thường do tiêm thuốc nhiều lần tại một vị trí.
– Triệu chứng: Một vùng da có thể bị phì đại hoặc teo lại.
– Xử trí: Tránh tiêm insulin những lần sau vào vùng da này, thông thường theo thời gian vùng da sẽ phục hồi dần, nếu trong trường hợp xuất hiện các bất thường khác cần thông báo cho bác sỹ.
– Phòng ngừa: Đổi vị trí tiêm thường thường xuyên, đều đặn.
5.1.2. Dị ứng (hiếm gặp)
– Nguyên nhân: Do cơ thể phản ứng quá mức với insulin.
– Triệu chứng: Ban đỏ, ngứa tại chỗ tiêm.
– Xử trí: Thông báo cho bác sỹ để được xử trí kịp thời.
– Phòng ngừa: Tiêm thuốc đúng liều lượng, đúng kỹ thuật
5.1.3. Nhiễm khuẩn vị trí tiêm (hiếm gặp)
– Nguyên nhân: Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.
– Triệu chứng: Tại vị trí tiêm xuất hiện sưng, nóng, đỏ, đau.
– Xử trí: Thông báo cho bác sỹ để được xử trí kịp thời.
– Phòng ngừa: Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình tiêm và đổi vị trí tiêm liên tục.
5.2. Phản ứng toàn thân: Hạ đường máu
5.2.1. Nguyên nhân gây hạ hạ đường máu
– Tiêm insulin quá liều.
– Tiêm vào cơ do đâm kim quá sâu hoặc không véo da.
– Người bệnh không thực hiện đúng chế độ ăn sau tiêm (ăn chậm, ăn ít, bỏ ăn,…), người bệnh hoạt động thể lực quá mức sau tiêm.
5.2.2. Những đối tượng dễ bị hạ đường máu
– Điều trị bằng Insulin.
– Đái tháo đường lâu năm.
– Xơ gan, suy thận mạn, người cao tuổi,…
5.2.3. Biểu hiện của hạ đường máu
– Cảm giác đói.
– Run tay chân.
– Tim đập nhanh.
– Lo lắng.
– Đổ mồ hôi.
– Tay chân lạnh.
– Khó tập trung.
– Nhức đầu, chóng mặt.
– Lơ mơ, lú lẫn.
– Hôn mê.
5.2.4. Xử lý hạ đường máu như thế nào?
– Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh:
+ Cho uống ngay 2-3 thìa đường hoặc 2 muỗng mật ong hoặc ½ lon nước ngọt.
+ Sau 15 phút nếu bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng hạ đường huyết thì lặp lại liều như trên.
– Trường hợp bệnh nhân lú lẫn, hôn mê thì không cho ăn uống gì ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Hạ đường huyết gây giảm chất lượng cuộc sống, mất ý thức, tai nạn do lái xe, tốn chi phí điều trị, sa sút trí tuệ, hôn mê, co giật, tử vong.
6. Cách phòng ngừa hạ đường máu
– Mang theo bánh kẹo giúp xử trí kịp thời.
– Ăn đúng giờ không bỏ bữa.
– Uống thuốc theo chỉ định.
– Không vận động quá sức.
– Thường xuyên kiểm tra đường máu.
– Thăm khám định kỳ với bác sỹ.
Bệnh nhân đái tháo đường nên thực hành kỹ thuật tiên insulin để có thể tự tiêm insulin tại nhà. Tăng tính độc lập, chủ động, đảm bảo việc tiêm đúng giờ, tăng hiệu quả trong việc điều trị bệnh.