TVCN- Ong đốt

Ong đốt là một tai nạn thường gặp trong sinh hoạt, lao động. Ong đốt có thể gây sốc phản vệ dẫn tới tử vong nhanh chóng trong vòng vài phút tới vài giờ hoặc tử vong muộn sau vài ngày do suy gan, suy thận, rối loạn đông máu,… Vì vậy cần xử trí kịp thời, đúng cách và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Vết ong đốt

1. Liều độc và mức độ ong đốt
– Liều độc: phụ thuộc rất nhiều vào loại ong và số vết đốt.
– Mức độ nặng: phụ thuộc vào loại ong, số nốt đốt và vị trí đốt. Ở người lớn bị ong vò vẽ đốt từ trên 30 nốt đốt trở lên là nặng, trẻ em bị từ trên 10 nốt đốt là nặng. Việc xử trí sớm, tích cực tập trung vào việc truyền dịch, tăng cường bài niệu có thể làm giảm được mức độ nặng của tình trạng.

2. Triệu chứng bị ong đốt
– Biểu hiện: Đỏ da, đau buốt, ngứa, phù nề, đường kính một vài cm quanh chỗ đốt.
– Đau chói sau vài phút chuyển thành đau rát bỏng.
– Nốt ong châm ở giữa hoại tử trắng, xung quanh có viền đỏ, phù nề, tổn thương trên da tồn tại vài ngày đến vài tuần.
– Nếu bị nhiều nốt đốt có thể gây phù nề toàn bộ chi hoặc thân.
– Các triệu chứng toàn thân bao gồm phù lan rộng, cảm giác bỏng da, vã mồ hôi, viêm kết mạc.
– Triệu chứng phản vệ.

3. Biến chứng khi ong đốt
– Tiêu cơ vân: Sưng nề cơ, nước tiểu sẫm màu dần, đỏ và ít dần, CK, men gan tăng, có myoglobin niệu.
– Tan máu: Nước tiểu đỏ, li tâm máu thấy huyết thanh đỏ, công thức máu thấy hồng cầu giảm, thấy mảnh võ hồng cầu, bilirubin tăng, sắt huyết thanh tăng.
– Suy thận cấp: Nước tiểu ít dần, thiểu niệu hoặc vô niệu, ure, creatinin máu tăng.
– Chảy máu phổi, phù phổi cấp, suy đa tạng.

4. Khi bị ong đốt bạn cần làm gì?
– Nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.
– Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
– Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10%
– Uống nhiều nước để loại thải độc tố.
– Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Chườm đá ở vị trí vết đốt để giảm đau và giảm sưng

– Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.

5. Phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị ong đốt
Không có thuốc điều trị đặc biệt cho ong đốt, chủ yếu là điều trị triệu chứng.
– Phát hiện và điều trị ngay sốc phản vệ.
– Chăm sóc tại chỗ vết đốt.
– Điều trị biến chứng.

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với đội ngũ bác sỹ giỏi chuyên môn, khả năng chẩn đoán xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp; điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị y khoa hiện đại; tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 24/24 cho tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tới tính mạng; giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...