Cách xử trí khi bị hạ đường huyết


1. Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết là khi lượng glucose huyết tương còn khoảng < 3,9 mmol/l (< 70 mg/dl), đây một tình huống cấp cứu vì nó có thể diễn biến nhanh chóng đến hôn mê, có thể gây tử vong cho người bệnh, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ mang lại kết quả tốt, người bệnh sẽ phục hồi không để lại di chứng. Do đó, việc điều trị nâng nồng độ đường máu lên phải được thực hiện ngay khi phát hiện bệnh nhân có hạ đường huyết.

2. Nguyên nhân gây hạ đường huyết?
2.1. Đối với người bệnh tiểu đường đang điều trị bằng thuốc hạ đường huyết
– Quá liều Insulin: thường gặp ở người bệnh đái tháo đường tiêm Insulin liều cao
– Ăn quá chậm sau tiêm insulin, ăn không đủ hoặc thiếu bữa ăn phụ. Bỏ bữa ăn, ăn quá ít mà vẫn tiêm insulin.
– Uống quá liều, uống thuốc xa bữa ăn chính. Không ăn nhưng vẫn uống thuốc.
– Tự động uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Hoạt động thể lực quá sức.
– Ăn quá chậm sau tiêm insulin, ăn không đủ hoặc thiếu bữa ăn phụ. Bỏ bữa ăn, ăn quá ít mà vẫn tiêm insulin.
– Uống quá liều, uống thuốc xa bữa ăn chính. Không ăn nhưng vẫn uống thuốc.
– Tự động uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Hoạt động thể lực quá sức

2.2. Đối với người bệnh không bị đái tháo đường
– Rất hiếm có khả năng bị hạ đường huyết
– Suy gan nặng, suy gan kèm nhiễm trùng nặng. Nhịn ăn kéo dài sau phẫu thuật đường tiêu hóa.
– Suy thượng thận, suy tuyến giáp, ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc hạ đường máu. Bị hạ thân nhiệt, có u tiết insulin (insulinoma).
– Hạ đường huyết thai nghén.

3. Triệu chứng khi bị hạ đường huyết?
– Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi thể lực lẫn tinh thần, buồn ngủ, chóng mặt.Vã mồ hôi (dấu chứng rất quan trong trong giai đoạn này).
– Đói bụng và co thắt vùng thượng vị, có thể nôn hoặc ỉa chảy. Dấu tim mạch: Hồi hộp, nhịp tim nhanh hoặc ngoại tâm thu. Huyết áp tăng.


– Đau vùng trước tim kèm rối loạn nhịp hoặc dạng đau thắt ngực.
– Chuột rút, dị cảm đầu chi và quanh môi, nhức đầu thường xuyên hoặc kịch phát. Rối loạn điều tiết, nhìn đôi, run lạnh (dễ nhầm do nhiễm trùng.
– Rối loạn nhân cách và tính khí: kích thích, vui vẻ, liếng thoắng, hoặc đôi khi buồn bã hoặc nóng tính.
– Cơn khó thở dạng hen.
– Hôn mệ nhiều mức độ đến hôn mê sâu thương tổn não không hồi phục và tử vong nếu hạ glucose máu nặng và kéo dài. Run rẩy hoặc bồn chồn
– Chóng mặt, lâng lâng

4. Chẩn đoán hạ đường huyết?
+ Triệu chứng lâm sàng hạ glucose máu.
+ Nồng độ glucose máu < 3,9 mmol/l (< 70 mg/dl). Cải thiện triệu chứng khi dùng các chất chứa đường.

5. Xử trí khi bị hạ đường huyết?
– Ngừng ngay các thuốc nghi ngờ liên quan đến hạ đường huyết.
– Làm ngay một mẫu xét nghiệm đường máu mao mạch đầu ngón tay nếu có.
– Trường hợp hạ đường huyết mức độ nhẹ và trung bình, bệnh nhân tỉnh táo:
+ Cho uống ngay nước đường hoặc các thức uống chứa đường (glucose, saccharose). Không dùng loại đường hóa học dành riêng cho người đái tháo đường.
+ Cho bệnh nhân ăn ngay một viên kẹo, hoặc miếng bánh ngọt, hoa quả có sẵn.
– Trường hợp hạ đường huyết nặng , bệnh nhân trong tình trạng hôn mê:
+ Nhanh chóng gọi hỗ trợ, gọi cấp cứu đưa bệnh nhân tới trung tâm cấp cứu gần nhất để được điều trị và chăm sóc theo dõi kịp thời.

6. Phòng tránh hạ đường huyết?
– Không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu.
– Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường.
– Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
– Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người theo tư vấn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khoẻ.


– Luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt có đường… trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay.Xử trí hạ glucose máu cần phải cấp thời, tại chỗ bằng mọi biện pháp có thể thực hiện trước khi chuyển bệnh nhân vào viện.
– Phương châm “Không ăn không dùng thuốc hạ đường huyết, nếu dùng thuốc hạ đường huyết bắt buộc phải ăn” cần áp dụng cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường.
– Kiêng bia rượu, tránh lo lắng căng thẳng, tập thể dục vừa với sức khỏe tránh gắng sức quá mức.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...