Điều trị và chăm sóc thai ngoài tử cung bằng phương pháp phẫu thuật

1. Thai ngoài tử cung là gì?
Thai ngoài tử cung (TNTC) là trường hợp thai không làm tổ trong buồng tử cung. Có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi tử cung, buồng trứng, ống cổ tử cung hoặc tại ổ bụng, thậm chí ngoài ổ phúc mạc.
– Khoảng hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi tử cung (55% ở loa, 25% ở eo, 17% ở đoạn bóng và chỉ 2% ở đoạn kẽ).

Thai ngoài tử cung có thể nằm ở nhiều trị ví khác nhau ngoài buồng tử cung

2. Những dấu hiệu nào giúp nhận biết khi bị thai ngoài tử cung?
– Trễ kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.
– Ra máu âm đạo: ra ít một, sẫm màu, ra liên tục dai dẳng.
– Đau bụng: thường đau tại vị trí khối thai. Đôi khi đau bụng kèm theo mót rặn khi trực tràng bị kích thích.
– Có thể choáng, ngất do đau, do vỡ khối TNTC.
– Đau bụng đột ngột, dữ dội, làm người bệnh vã mồ hôi.
– Da xanh, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt.

3. Những thăm khám và xét nghiệm cần thiết cho tình trạng thai ngoài tử cung?
– Khám bụng: xem phản ứng thành bụng trong trường hợp có máu trong ổ bụng.
– Đặt mỏ vịt: quan sát, đánh giá cổ tử cung, âm đạo xem lượng máu và màu sắc của máu.
– Thăm khám âm đạo: quan sát, đánh giá kích thước tử cung và mức độ đau.
– Xét nghiệm nồng độ beta-hCG.
– Siêu âm đầu dò âm đạo để đánh giá và quan sát khối thai, dịch ổ bụng.

5. Những phương pháp ngoại khoa nào điều trị thai ngoài tử cung?
– Phẫu thuật nội soi.
– Phẫu thuật mở.

6. Chỉ định điều trị phẫu thuật thai ngoài tử cung khi nào?
– Đau bụng nhiều, huyết động không ổn định.
– Siêu âm khối thai lớn, có kích thước > 3,5 cm.
– βhCG > 5000 mIU/ml.
– Siêu âm nhiều dịch ổ bụng.
– Có các bệnh nội khoa kết hợp như: suy thận, suy giảm miễn dịch.
– Dị ứng với thuốc điều trị nội khoa hoặc điều trị nội khoa thất bại.

7. Những điều cần biết trước khi phẫu thuật thai ngoài tử cung?
– Nhịn ăn nhịn uống hoàn toàn trước phẫu thuật ít nhất 6 tiếng.
– Tắm rửa toàn thân bằng xà phòng hoặc trường hợp cấp cứu khẩn bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế tắm tại chổ.
– Nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
– Truyền dịch nâng cao thể trạng.
– Thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước phẫu thuật:
Công thức máu, nhóm máu, chức năng đông máu toàn bộ, chức năng gan thận, viêm gan, HIV, điện tâm đồ, X quang phổi hoặc theo chỉ định BS trong trường hợp khẩn.

8. Biến chứng nếu không phẫu thuật là gì?
– Vỡ khối TNTC gây chảy máu ổ bụng.
– Mất máu cấp, sốc do giảm thể tích.
– Tử vong.

9. Những biến chứng có nguy cơ xảy ra trong và sau phẫu thuật?
– Tổn thương các cơ quan lân cận.
– Chảy máu, đau, nhiễm trùng vết mổ.
– Chảy máu, thoát vị thành bụng.
– Sót tổ chức thai.

10. Chế độ ăn uống, vận động áp dụng sau phẫu thuật 6 tiếng
– Uống ít nước sau đó tăng dần, tránh tình trạng uống nhiều sẽ nôn do tác dụng phụ của thuốc gây mê.
– Ăn cháo thịt, uống nước lọc, nước yến.
– Vận động tại giường, vận động sớm khi hết tê chân sẽ tốt cho bệnh nhân tránh được tình trạng dính vết mổ. Tập đi lại sau khi được rút sonde tiểu hoặc sau 6 tiếng; co duỗi chân, trở người, nghiêng người qua phải – trái hoặc có thể ngồi dậy vận động nhẹ nhàng
– NVYT sẽ vệ sinh âm hộ tại giường cho bệnh nhân khi chưa được rút sonde tiểu.

11. Chế độ ăn uống, vận động áp dụng sau phẫu thuật 24 tiếng

Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sau phẫu thuật

– Ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể (thịt, cá, trứng, tôm, rau xanh, các loại đậu,…)
– Uống nước 2-3 lít nước/ngày (tính cả sữa, canh, nước trái cây).
– Vận động nhẹ nhàng tại giường để tăng nhu động ruột, tránh tình trạng chướng bụng, dính ruột. Sau khi hết dịch có thể tập ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng tại phòng.
– Thay băng vết thương, dẫn lưu hằng ngày hoặc theo chỉ định của bác sỹ.
– Vệ sinh: rửa âm hộ, tầng sinh môn bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý và lau khô sau mỗi lần đi tiêu, tiểu. Không thụt rửa âm đạo.
– Thay băng vệ sinh hằng ngày, khoảng 2-3 giờ một lần hoặc sau mỗi lần đi tiểu có máu âm đạo.
– Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị.
– Sau khi rút sonde khoảng 2-3 giờ cần phải đi tiểu, không được nín tiểu. Có thể gặp phải tình trạng hơi buốt khi đi tiểu và sẽ giảm dần.

12. Những điều cần biết sau khi ra viện
– Uống thuốc theo đơn của bác sỹ.
– Thay băng vết mổ sau 3-5 ngày.
– Nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng, tránh mang vác đồ nặng.
– Duy trì chế độ ăn, uống, vệ sinh, vận động.
– Tái khám theo hẹn hoặc tái khám khi có dấu hiệu bất thường:
+ Đau bụng nhiều.
+ Vết mổ sưng nề, rỉ dịch hoặc chảy máu.
+ Sốt cao.
– Quan hệ tình dục:
+ Sau khi sức khỏe ổn định, không ra máu âm đạo để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
+ Nên dùng biện pháp tránh thai bằng bao cao su.
+ Sau 6 tháng, bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe trước khi có thai trở lại.

13. Cần làm gì để dự phòng thai ngoài tử cung có biến chứng?

– Phụ nữ khi có các triệu chứng nghi ngờ có thai nên đi khám sớm trong những ngày đầu chậm kinh để có thể phát hiện sớm các tai biến của thai nghén, trong đó có thai ngoài tử cung để xử trí kịp thời nhằm làm giảm nguy cơ tử vong mẹ và biến chứng.

Đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa tại FAMILY có trình độ chuyên môn cao, tận tâm giàu kinh nghiệm. Thường xuyên cập nhật và ứng dụng các kỹ thuật y tế tiến tiến nhất cùng với sự hỗ trợ của hệ thống phòng bệnh tiện nghi và chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho mẹ và bé sẽ tạo nên sự thoải mái, thư giãn tối đa sau sinh để mẹ có thể nhanh chóng hồi phục, tận hưởng trọn vẹn những phút giây hạnh phúc bên con yêu.
Tại Khoa Phụ Sản Family Hành trình của Bố, Mẹ và Em bé sẽ là hành trình tuyệt vời nhất!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...