Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh và trẻ em

1. Hạ đường huyết là gì?
– Trẻ sơ sinh được tính từ khi trẻ sinh ra tới khi đủ 28 ngày tuổi.
– Trẻ em là trẻ nhỏ dưới 16 tuổi.
– Hạ đường huyết được định nghĩa khi đường huyết của trẻ < 50mg/dl (< 2,7mmol/l) hoặc < 60mg/dl ở trẻ bị đái tháo đường.
– Đối với trẻ sơ sinh trong 48h giờ đầu là < 40mg/dl (2,2mmol/l).

2. Những biểu hiện của hạ đường huyết là gì?
Các dấu hiệu lâm sàng của hạ đường huyết thường không đặc hiệu, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Có thể biểu hiện bởi hai nhóm triệu chứng:
– Các dấu hiệu thần kinh: co giật, ảo giác, rối loạn thị giác, mệt mỏi, khó chịu, buồn ngủ, hôn mê, hạ thân nhiệt,…
– Các triệu chứng của hệ thần kinh giao cảm: đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh, run,… thể hiện tăng bài tiết catecholamine để đáp ứng với hạ đường huyết.
Các biểu hiện có thể gặp ở trẻ sơ sinh:
– Cực kì khó chịu, run rẩy, co giật.
– Tím, tái, ngưng thở.
– Khó đánh thức.
Tam chứng Whipple cho phép chẩn đoán hạ đường huyết:
– Các dấu hiệu thần kinh.
– Glucose máu < 50mg/dl (hoặc < 60mg/dl ở trẻ đái tháo đường).
– Các triệu chứng cải thiện sau khi điều chỉnh đường huyết về bình thường.

3. Nếu không điều trị kịp thời hạ đường huyết gây nguy hiểm cho trẻ như thế nào?
– Di chứng thần kinh: chậm phát triển tâm thần vận động, ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn,…
– Động kinh.
– Tử vong.

4. Nguyên nhân gây ra tình trạng hạ đường huyết là gì?
– Cường insulin bẩm sinh.
– Suy thượng thận.
– Thiếu hụt hormone tăng trưởng.
– Thiếu hụt sự oxy hóa bêta của axit béo.
– Suy dinh dưỡng nặng.
– Nhiễm trùng huyết.
– Suy tế bào gan.
– Bất dung nạp Fructose.

Một số nguyên nhân khác
– Ở trẻ sơ sinh:
+ Trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường.
+ Cường insulin bẩm sinh.
– Trẻ lớn:
+ U tiết insulin.

5. Những điều bố mẹ cần làm khi trẻ bị hạ đường huyết tại nhà?
– Nhanh chóng cho trẻ uống nước đường. Nếu không có nước đường cho trẻ ăn một số thực phẩm có lượng đường cao và có tác dụng nhanh: kẹo, nước ép trái cây, nước ngọt, mật ong,…

Khi trẻ có dấu hiệu hạ đường huyết nên nhanh chóng cho trẻ uống nước đường hoặc sử dụng thực phẩm có lượng đường cao

– Kiểm tra lại đường huyết sau 15 phút.
– Cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu:
+ Trẻ có chỉ số đường huyết thấp.
+ Trẻ không hết triệu chứng khi đã xử trí tại nhà.
+ Trẻ bị đái tháo đường có các dấu hiệu hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc bất tỉnh.
– Bố mẹ cần:
+ Luôn có sẵn máy đo đường huyết, nhiệt kế, máy đo huyết áp.
+ Có đầy đủ kiến thức về phát hiện và xử trí hạ đường huyết tại nhà.

6. Tại bệnh viện trẻ hạ đường huyết sẽ được xử trí những gì?
6.1. Điều trị ban đầu
– Đối với trẻ mất ý thức:
+ Glucagon 1mg (ở trẻ sơ sinh 0,3mg/kg) tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
+ Glucose tiêm tĩnh mạch (có thể lặp lại sau mỗi 5 đến 10 phút):
Trẻ sơ sinh và bú mẹ: 2ml/kg G10%
Trẻ nhỏ: 10ml/20kg G30%
Trẻ lớn: 10 đến 30ml G30%
– Đối với trẻ còn ý thức
+ Glucose bằng đường uống và hoặc đường tĩnh mạch:
Trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ 2ml/kg G10%
Trẻ nhỏ: đường 5g/20kg
Trẻ lớn: 15g đường

6.2. Điều trị tiếp theo
– Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
– Theo dõi tri giác.
– Theo dõi đường huyết.
– Tìm và điều trị nguyên nhân gây hạ đường huyết.

7. Làm thế nào để phòng ngừa hạ đường huyết ở trẻ?
– Đối với trẻ sơ sinh có yếu tố nguy cơ của hạ đường huyết như: chậm phát triển trong tử cung, cân nặng lúc sinh thấp (≤ 2nd centile), mẹ bị đái tháo đường, hoặc sử dụng thuốc chẹn beta trong 3 tháng cuối thai kì hoặc giai đoạn chuyển dạ: cho trẻ bú sớm và theo dõi đường huyết.

Đối với trẻ có yếu tố nguy cơ cần cho trẻ bú sớm và theo dõi đường huyết

– Đối với trẻ đái tháo đường: tuân thủ điều trị, theo dõi đường huyết thường xuyên và tái khám định kì.
– Đối với các trẻ khác: Không để trẻ bỏ bữa ăn.

Khoa Nhi – Bệnh viện ĐK Gia Đình thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh đến lứa tuổi thiếu niên. Đội ngũ y bác sỹ tận tâm, giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tâm lý và những nỗi sợ của các bé. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, phòng bệnh tiện nghi, thoáng mát cùng không gian thân thiện, gần gũi, giúp các bé cảm thấy thoải mái, quên đi nỗi sợ và vững tâm lý khi điều trị tại đây. Family sẽ là gia đình và là người bạn thân của bé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...