Hôn mê do hạ đường huyết

1. Hôn mê do hạ đường huyết là gì?
– Là giai đoạn nặng của hạ đường huyết, hôn mê xuất hiện đột ngột và không có dấu hiệu báo trước, nối tiếp theo các triệu chứng hạ đường huyết nếu không được điều trị kịp thời. Hôn mê do hạ đường huyết thường là hôn mê yên lặng và hôn mê sâu.

2. Khi nào thì được gọi là hạ đường huyết?
– Triệu chứng hạ đường huyết thường xảy ra khi lượng glucose huyết tương còn khoảng 2,7 – 3,3 mmol/L.
– Nếu glucose huyết tương lúc đói < 2,8 mmol/L (50mg/dL) là hạ glucose máu nặng, còn khi lượng glucose máu < 3,9 mmol/L (<70 mg/dL) đã bắt đầu được xem là có hạ đường huyết.

3. Triệu chứng báo hiệu hạ đường huyết?

Triệu chứng báo hiệu hạ đường huyết

4. Mức độ hạ đường huyết

5. Xử trí như thế nào khi phát hiện hạ đường huyết?
5.1. Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh
– Đo đường huyết, nếu đường huyết < 70 mg/ dl, ăn hay uống thực phẩm chứa 15g Carbohydarte và đợi 15 phút, sau đó đo lại đường huyết.
– Nếu đường huyết vẫn < 70 mg/dl, lặp lại quy trình trên cho đến khi đường huyết > 100 mg/dl.
– Một khi mức đường huyết trở lại giới hạn cho phép, bệnh nhân nên ăn chút gì đó. Nếu sắp đến bữa ăn (<1h), bệnh nhân nên dùng bữa ngay. Nếu còn lâu mới đến bữa ăn (>1h), bệnh nhân nên ăn thêm 1 bữa phụ.
– Vì đường huyết có thể sẽ tiếp tục hạ trở lại sau khi đã uống hay ăn thực phẩm chứa carbohydrate, do vậy nên kiểm tra lại đường huyết mỗi 60 phút sau khi điều trị.
– Thức ăn tương đương 15g Carbohydrate:
+ 2 hay 3 viên đường.
+ 1/2 ly nước trái cây bất kỳ nào.
+ 1/2 ly nước ngọt.
+ 1 ly sữa.
+ 5 hay 6 viên kẹo.
+ 15ml hay 1 thìa canh đường hay mật ong.

5.2. Trường hợp bệnh nhân lú lẫn, co giật, hôn mê
– Tuyệt đối không được mở miệng bệnh nhân để đổ nước đường vào miệng, vì khi bệnh nhân hôn mê, vì có thể làm dung dịch đường vào đường hô hấp và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong.
– Cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

6. Làm gì để dự phòng hạ đường huyết?

Luôn theo dõi đường huyết của bản thân

– Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sỹ.
– Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động thể dục thể thao phù hợp.
– Luôn chuẩn bị đường dự trữ mang theo người.
– Biết tự theo dõi Glucose máu của mình.
– Nắm rõ những triệu chứng và cách xử trí hạ đường huyết sớm tại gia đình.

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, khả năng chẩn đoán xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp; điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị y khoa hiện đại; tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 24/24 cho tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tới tính mạng; giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...