Hôn mê gan những điều cần biết

1. Bệnh hôn mê gan là gì?
– Bệnh hôn mê gan hay còn gọi là bệnh não gan là bệnh mất chức năng não xảy ra khi gan không còn có thể loại bỏ các độc tố ra khỏi máu. Bệnh gây ra những thay đổi về hành vi, trạng thái tinh thần và hệ thống thần kinh do suy gan.
– Hôn mê gan được cho là do nồng độ ammoniac cao trong máu và não gây ra. Amoniac có nguồn gốc từ vi khuẩn ở dạ dày và ruột, thông thường gan sẽ chuyển hóa amoniac. Tuy nhiên khi một người mắc bệnh gan, nồng độ amoniac trong máu của người đó sẽ cao do gan không làm việc. Amoniac qua máu, truyền đến não, ảnh hưởng chức năng não gây ra các triệu chứng.

2. Nguyên nhân dẫn đến hôn mê gan là gì?
– Bất cứ bệnh nào làm phá hủy tế bào gan và gây ra tình trạng suy gan đều có thể dẫn tới hôn mê gan như: Viêm gan B, viêm gan C, bệnh tự miễn, ung thư hoặc hội chứng Reye.
– Do một số thuốc kháng viêm Non Steroid.
– Nghiện rượu, bia.
– Người bị xơ gan có dùng kèm thuốc an thần hay thuốc giảm đau

3. Yếu tố nguy cơ nào dễ dẫn đến hôn mê gan?
– Ăn quá nhiều chất đạm.
– Chảy máu từ ruột, dạ dày, thực quản.
– Nhiễm trùng.
– Có các vấn đề về thận.
– Sử dụng các thuốc gây ức chế thần kinh trung ương.
– Ngộ độc rượu.
– Dùng thuốc lợi tiểu mạnh làm mất nước và hạ Kali máu.
– Dùng các thuốc gây độc cho gan: Tetracycline, thuốc kháng lao, thuốc an thần, thuốc hạ huyết áp.
– Do tai biến thủ thuật chọc dò màng bụng.
– Xơ gan.

Xơ gan là một trong những yếu tố nguy cơ gây hôn mê gan

4. Biến chứng của hôn mê gan
– Nếu ở giai đoạn 1,2 bệnh nhân không được điều trị và theo dõi sát thì có nguy cơ hôn mê và có thể tử vong.
– Xuất huyết tiêu hóa.
– Rối loạn đường máu (tăng hoặc giảm).
– Rối loạn yếu tố đông máu.

5. Dự phòng hôn mê gan bằng cách nào?

Tuyệt đối tránh xa bia rượu, chất kích thích

– Tuyệt đối không được sử dụng bia rượu và các chất gây ức chế thần kinh như cà phê, nước chè.
– Chế độ ăn đảm bảo đường, đạm, vitamin, hạn chế mỡ.
– Chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày.
– Tránh lao động nặng.
– Tái khám định kì.
– Theo dõi và kiểm tra cân nặng hàng tuần.

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với đội ngũ bác sỹ giỏi chuyên môn, khả năng chẩn đoán xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp; điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị y khoa hiện đại; tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 24/24 cho tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tới tính mạng; giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...