Lăn kim (Dermaroller)

1. Lăn kim là gì?
Phương pháp lăn kim còn gọi là liệu pháp vi điểm (Microneedling Therapy) hay Liệu pháp tăng sinh collagen (Collagen Induction Therapy)
Nguyên lý: Dùng kim lăn để tạo ra những vết thương vi điểm trên da nhằm kích thích tái tạo da và tăng sinh collagen.
Tác dụng của kim lăn dựa trên cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể. Với kích thước rất nhỏ, kim lăn không làm phá vỡ cấu trúc mô và không làm phá vỡ lớp màng da. Ngược lại nó tạo nên đáp ứng kích thích làm lành vết thương, tăng sinh mao mạch để nuôi dưỡng da và tăng sinh collagen. Ngoài ra, thông qua các lỗ nhỏ do kim lăn tạo ra, các dưỡng chất sẽ được thấm sâu vào da gấp ngàn lần hơn so với thuốc bôi ngoài da, điều đó giúp gia tăng hiệu quả điều trị.

2. Lăn kim có tác dụng như thế nào?
– Tác dụng chính của liệu pháp lăn kim là kích thích tăng sinh collagen, tái tạo làn da mới.

3. Lăn kim được chỉ điều trị khi nào?
– Da lão hóa, nếp nhăn, lỗ nang lông to.
– Sẹo mụn, sẹo rỗ, sẹo lõm.
– Rạn da; Hói đầu; Nám da

4. Chống chỉ định của lăn kim trong trường hợp nào?
– Nhiễm herpes môi hoạt động hoặc các nhiễm trùng cục bộ khác trong vùng điều trị. Những người có tiền sử bị herpes môi cũng tăng nguy cơ tái hoạt lại virus trong quá trình sau điều trị. Ở những bệnh nhân đó khuyến cáo có thể sử dụng dự phòng với liệu trình kháng virus uống trong vòng 1 tuần (bắt đầu vào ngày thực hiện điều trị) để làm giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
– Cơ địa sẹo lồi, sẹo phì đại hoặc lành thương kém.
– Những người bị suy giảm miễn dịch.
– Bệnh lý rối loạn mô liên kết, miễn dịch (lupus ban đỏ, xơ cứng bì…)
– Có tiền sử điều trị bằng tia xạ trong khoảng 1 năm gần đây
– Vùng da điều trị tê bì, mất hoặc giảm cảm giác
– Đang mang thai hoặc cho con bú
– Thận trọng: khi thực hiện lăn kim ở gần những vị trí tiêm botulinum toxin để tránh khả năng làm phân tán lan tỏa ra những vùng không mong muốn khác.

5. Quy trình điều trị của lăn kim ra sao?
-Bước 1: Tẩy trang – rửa mặt/Rửa vùng da cần điều trị.
-Bước 2: Bôi tê, ủ tê trong 50 – 60 phút.
-Bước 3: Lau sạch kem tê. Sát trùng vùng da cần điều trị với cồn 70*. Sau đó lau lại vùng da cần điều trị với NaCl 0,9%.
-Bước 4: Bác sỹ thực hiện lăn kim cho khách hàng.
-Bước 5: Rửa mặt lại với NaCl 0,9%.
-Bước 6: Thoa tế bào gốc.
-Bước 7: Chiếu đèn LED trong 20 phút.
-Bước 8: Dặn dò khách hàng theo dõi, chăm sóc tại nhà trước khi ra về.

6. Liệu trình điều trị như thế nào?
– Điều trị với khoảng cách từ 2 – 4 tuần/lần. Số lần nhiều hay ít tùy theo tình trạng da và mục đích điều trị.
– Thông thường một liệu trình lăn kim có thể thực hiện từ 4 – 8 lần.

7. Điều trị bằng lăn kim có thể gây ra biến chứng gì?
Lăn kim là phương pháp điều trị thẩm mỹ da xâm lấn tối thiểu, rất an toàn và ít tai biến. Tuy nhiên vẫn có thể gặp biến chứng dưới đây:
– Nhiễm trùng: Vết thương viêm đỏ kéo dài, tiết dịch hoặc làm mủ.
Xử trí: Nếu có các dấu hiệu trên bệnh nhân cần phải tái khám và cần phải dùng đến kháng sinh để điều trị.
– Tăng sắc tố sau viêm: Đây là tình trạng vùng da sau Laser sậm màu hơn sau khi đã bong vảy. Tình trạng này là do cơ địa da bệnh nhân dễ bị bắt nắng và một phần do bệnh nhân chống nắng chưa tốt.
Xử trí: BN cần dùng kem chống nắng thường xuyên. Tình trạng tăng sắc tố sau viêm sẽ giảm dần và mất đi sau 3 – 6 tháng hoặc có thể chậm hơn.

8. Chăm sóc sau điều trị với lăn kim thế nào?
– Hạn chế các thức ăn có thể gây sẹo lồi như tôm, cua, thịt bò, rau muống trong 3 tháng.
– Rửa vết thương nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý hàng ngày cho đến khi bong vảy hoàn toàn, ngày 2 lần hoặc sau khi vết thương có tiếp xúc với nước hoặc môi trường bẩn.
– Bôi kem dưỡng ẩm và kem chống nắng từ ngày hôm sau.
– Có thể dùng các sản phẩm tế bào gốc và kem tái tạo da theo hướng dẫn của bác sỹ.
– Thông thường, sau 24h vết thương sẽ đóng mài và có thể tiếp xúc với nước một cách nhẹ nhàng (Chỉ dội nước sạch khi tắm, rửa và thấm khô sau đó chấm, bôi thuốc. Không được chà xát lên vết thương)
– Vết thương thương tự bong vảy sau 3 – 7 ngày.
– Nên đợi các vết mày, vảy tự bong ra vì việc bóc vảy sớm có thể gây nhiễm trùng và sẹo xấu.
– Không xông hơi khi vết thương chưa bong vảy.
– Không sử dụng mỹ phẩm có tính tẩy rửa mạnh hoặc bào mòn da cho đến khi vết thương lành hoàn toàn sau 1 tháng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...