Những điều cần biết về bệnh gout

1. Bệnh gout là gì?
– Gout là bệnh gây ra do tăng acid uric trong máu, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát và lắng đọng natri urat trong các mô.

2. Bệnh gout do những nguyên nhân nào gây ra?
2.1. Nguyên phát
– Chưa rõ nguyên nhân. 95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.
– Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh.

2.2. Thứ phát
– Do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền): hiếm gặp.
– Do tăng sản xuất hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai.
– Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận.
– Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp
– Dùng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế tế bào
– Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …

3. Bệnh gout có những triệu chứng gì?
– Khớp sưng, nóng, đỏ, đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy, đau nhiều hơn khi đụng vào. Triệu chứng thường xảy ra vào ban đêm, có thể sau một bữa tiệc thịnh soạn hoặc một bữa nhậu.
– Các triệu chứng giảm nhanh khi dùng thuốc Colchicin.
Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
– U cục tophi.
– Tổn thương khớp.
– Sỏi thận.

4. Cần làm những xét nghiệm gì để xác định bệnh gout?
– Xét nghiệm acid uric máu, uric niệu, các yếu tố viêm.
– Siêu âm khớp đau
– Xquang khớp đau
– Xét nghiệm dịch khớp
– Xét nghiệm chức năng thận và siêu âm thận

5. Điều trị gout gồm những phương pháp nào?
– Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc chống viêm đặc hiệu cho bệnh gút, các thuốc chông viêm thông thường, thuốc giảm đau, thuốc hạ acid uric máu.
– Vật lý trị liệu: Chườm lạnh, siêu âm điều trị, điện phân thuốc chống viêm giảm đau, bất động khớp trong giai đoạn cấp, khi khớp giảm viêm thì tập nhẹ nhàng lấy lại tầm vận động khớp và các chức năng sinh hoạt hàng ngày.
– Ngoại khoa: Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:
+ Gout kèm biến chứng loét
+ Bội nhiễm nốt tophi
+ Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ.

6. Vì sao phải tuân thủ điều trị bệnh gout? Vai trò của việc tuân thủ điều trị
– Giúp bệnh nhân làm giảm các khó chịu do triệu chứng gout gây ra cũng như giảm mức độ phá hủy về lâu dài ở những khớp xương bị gout.
– Qua đợt cấp và bệnh diễn biến chậm
– Ngăn ngừa, dự phòng biến chứng
– Bệnh nhân hiểu bệnh và cách điều trị hiệu quả
– Nếu bệnh nhân không điều trị thường xuyên, đúng cách sẽ dẫn đến bệnh diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn, dẫn đến các biến chứng và thậm chí là tử vong.

7. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của bệnh gout
– Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc được kê toa.
– Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.
– Điều trị tốt các bệnh lý gây bệnh gout thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, …
– Tập thể dục hằng ngày.
– Duy trì cân nặng hợp lý.

8. Người bị bệnh gout cần phải ăn uống như thế nào cho hợp lý?
8.1. Thực phẩm cần tránh
– Các thực phẩm giàu Protein có nhân Purin như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến ).
– Một số loại rau như rau bina, giá đỗ, măng tây và nấm.
– Các khẩu phần ăn chứa nhiều chất béo như xào, chiên rán hoặc các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu.
– Các loại thức uống có cồn như rượu, bia.

8.2. Thực phẩm nên ăn
– Bổ sung thêm 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày.
– Uống nhiều nước.
– Các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo).
– Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate: mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo.
– Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược: cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
– Các loại rau: rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà,…
– Thay thế các loại dầu mỡ bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng,… để giảm bớt lượng chất béo.
– Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc.

9. Người bị gout nên tập luyện như thế nào?
9.1. Trong giai đoạn cơn đau gout cấp
– Bệnh nhân nên thư giãn các khớp ở các tư thế dễ chịu nhất.
– Chườm lạnh tại khớp bị đau trong thời gian ngắn, không nên chườm lâu.
– Ngâm chân trong nước muối ấm, kết hợp với xoa bóp nhẹ tại vùng khớp bị tổn thương
– Không nên đắp vào khớp những thứ không rõ tác dụng và nguồn gốc

9.2. Giữa các cơn đau gout
– Nên luyện tập đều đặn hằng ngày, bài tập co duỗi nhẹ nhàng.
– Không nên vận động mạnh hoặc luyện tập quá nhiều trong thời gian kéo dài.

9.3. Trong giai đoạn mạn tính
– Bệnh nhân nên luyện tập cho các khớp để hạn chế việc co cứng khớp tê chân và tàn phế suốt đời.
– Các bài tập được áp dụng khác nhau tùy vào độ tuổi mắc bệnh, mức độ tổn thương khớp và sức chịu đựng của mỗi người.
– Có thể vận động nhẹ nhàng: đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền, hoặc các bài tập dẻo dai như bơi lội, yoga, đạp xe, chạy bộ…
– Cần phải có khoảng nghỉ giữa các bài tập để tránh tình trạng luyện tập quá sức, gây mệt mỏi và tổn hại các khớp.

 

 

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...