1. Bệnh rối loạn điều tiết của mắt là gì?
Rối loạn điều tiết mắt là tình trạng rất phổ biến ở nhân viên văn phòng và học sinh, sinh viên hiện nay. Bắt đầu với các triệu chứng nhức mắt, nhìn mờ nhòe, sau đó có thể dẫn đến các tật khúc xạ như loạn thị, cận thị.
2. Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến rối loạn điều tiết của mắt?
– Mắt làm việc quá sức, sử dụng các trang thiết bị màn hình tử nhiều và liên tục
– Nơi làm việc và học tập không đủ ánh sáng, tư thế ngồi không phù hợp
– Bị tật khúc xạ nhưng không đeo kính hay kính không còn phù hợp với mắt.
3. Khi mắt bị rối loạn điều tiết sẽ có những biểu hiện gì?
– Cay mắt thường xuyên, mở mắt khó khăn khi ngủ dậy
– Nhìn chữ bắt đầu nhòe đi và không rõ
– Nhức và mỏi mắt , đặc biệt khi nhìn máy tính và sự tập trung giảm đi.
4. Điều trị rối loạn điều tiết của mắt như thế nào?
Điều trị nguyên nhân là chính.
– Thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc khi nhìn gần nhiều như chú ý chớp mắt, hạn chế sử dụng các trang thiết bị màn hình điện tử hay sử dụng máy tính có thời gian nghỉ phù hợp theo nguyên tắc 20 (sau mỗi 20 phút nhìn vào màn hình, thì nhìn ra xa 20 feet (# 6m) trong vòng 20 giây. Góc làm việc phải được chiếu sáng tốt nhưng không quá chói, ngồi đúng tư thế và giữ khoảng cách từ mắt đến tâm màn hình khoảng 50-70cm, sử dụng màn lọc và kính chóng chói.
– Thuốc nhỏ mắt cải thiện khả năng điều tiết và bổ sung nước mắt nhân tạo giảm khô mắt.
– Kiểm tra độ khúc xạ của mắt và độ khúc xạ của kính nếu đã có theo định kỳ 6 tháng một lần để điều chỉnh cho phù hợp.
– Tăng cường hoạt động ngoài trời
– Chế độ dinh dưỡng giàu Beta carotene, lutein và zeaxanthin, lycopene.
5. Nếu không điều trị thì bệnh nhân sẽ gặp vấn đề gì?
Bệnh nhân sẽ nhìn mờ, gây nhức mỏi mắt, tinh thần mệt mỏi giảm sự tập trung và suất làm việc. Kéo dài mắt có thể tiến triển thành tật khúc xạ và làm nhanh tăng độ khúc xạ của mắt.
6. Cách thức phòng bệnh và chăm sóc rối loạn điều tiết như thế nào?
6.1 Chăm sóc
– Không sử dụng máy tính, điện thoại, ti vi… nhiều và liên tục.
– Ngồi đúng tư thế, đủ ánh sáng và đúng khoảng cách.
– Đeo mắt kính chống chói và sử dụng màn lọc khi sử dụng máy tính
– Luyện tập thị giác: Để giảm bớt mệt mỏi mắt thì tuân thủ quy tắc 20: sau mỗi 20 phút nhìn vào màn hình thì nghỉ và nhìn ra xa 20 feet khoảng 6m trong vòng 20 giây
– Điều trị khô mắt: Chú tâm hơn đến việc chớp mắt, thể sử dụng nước nuớc mắt nhân tạo.
– Màn hình máy tính nên được đặt cách mắt 50 đến 70 cm và tâm của màn hình nên đặt thấp hơn tầm mắt từ 10 đến 20 cm vì mắt của chúng ta chỉ
làm việc thoải mái khi chúng ta liếc nhẹ xuống khi đọc sách cũng như khi làm việc gần.
– Điều chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà, 2 đùi vuông
góc với cẳng chân và 2 bàn chân được đặt phẳng trên nền nhà.
– Điều chỉnh lượng ánh sáng trong phòng không quá sáng hoặc quá tối. Điều chỉnh để ánh sáng mặt trời và đèn trong phòng không phản xạ lên màn hình chiếu vào mắt.
– Nghỉ ngơi ngắt quãng: Nghỉ khoảng 15-20 phút sau khoảng 2 giờ làm việc với máy tính.
– Sử dụng kính nếu mắt đã bi tật khúc xạ. Khám mắt định kỳ
6.2 Phòng bệnh:
– Cung cấp đủ ánh sáng cho mắt làm việc: Nếu làm việc hay học tập ở những nơi ánh sáng yếu hay quá tối thì sẽ làm mắt phải điều tiết nhiều hơn để có thể nhận biết được những vật nhìn thấy xung quanh. Vì vậy cần cho mắt làm việc trong một không gian đủ ánh sáng để giảm bớt mệt mỏi khi mắt hoạt động.
– Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mắt bổ sung những loại thực
phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin A, E, axit béo Omega 3, chất kẽm, chất chống oxy hoá… như: cá hồi, cà rốt, ớt, bơ, bông cải xanh, dâu tây…
– Tập các bài tập thư giãn mắt ngay tại chỗ: làm việc với thiết bị điện tử hay làm việc tập trung thực hiện quy tắc 20.
– Ngủ đủ giấc: nên ngủ ngủ đủ 8h/ngày và ngủ trước 11 giờ đêm để cho mắt có khoảng thời gian nghỉ ngơi điều tiết lại
– Tăng cường hoạt động ngoài trời.
– Chú ý khám mắt định kỳ để phát hiện tật khúc xạ và điều chỉnh kính phù hợp cũng như các bệnh lý mắt khác nếu có để điều trị