Những điều cần biết về bệnh viêm phế quản

1. Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm tại lớp niêm mạc ống phế quản, khiến cho các đường ống dẫn khí này bị thu hẹp lại và xuất hiện các chất nhầy, dịch mủ gây cản trở sự lưu thông của đường khí.

2. Nguyên nhân nào gây viêm phế quản?
2.1. Viêm phế quản cấp
– Do nhiễm trùng:
+ Virus: Chiếm 50 – 90% trường hợp, các virus thường gặp Myxovirus, Coronavirus,…
+ Vi khuẩn: Thường gặp Mycoplasma, Chlamydia, phế cầu,…
– Hít hơi độc: SO2, Clo, Amoniac, Acid, hơi độc chiến tranh, dung môi công nghiệp, khói.

2.2. Viêm phế quản mạn
– Hút thuốc lá: Chiếm 88% trường hợp mắc bệnh.
– Bụi trong khí quyển: Bụi SO2.
– Nhiễm khuẩn: Hemophilus influenza, Streptococcus pneumonia.

3. Các triệu chứng thường gặp trong viêm phế quản là gì?
3.1. Viêm phế quản cấp
– Khởi phát với viêm long đường hô hấp trên: Sốt nhẹ, viêm mũi họng (hắc hơi, sổ mũi, đau rát họng). Có thể viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amydal, viêm tai giữa.
– Ho: Những ngày đầu thường ho khan, có khi ho lớn, ho từng cơn, ho dai dẳng, cảm giác rát bỏng sau xương ức, khàn giọng.
– Khạc đàm: Đàm trắng trong, hoặc đàm vàng, xanh, đục như mủ.

3.2. Viêm phế quản mạn
– Ho khạc đàm: Đàm nhầy, trong, dính hoặc đàm có màu xanh, vàng đặc như mủ. Ho kéo dài xấp xỉ 3 tuần, vào mùa đông và đầu mùa thu.
– Đợt cấp viêm phế quản mạn tính:
+ Ho khạc đàm mủ.
+ Khó thở như cơn hen, thở khò khè.
+ Dấu hiện nhiễm khuẩn.

4. Điều trị viêm phế quản như thế nào?
4.1. Điều trị viêm phế quản cấp
– Ở người lớn, viêm phế quản cấp đơn thuần sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
– Điều trị triệu chứng:
+ Nghỉ ngơi, bỏ thuốc lá, giữ ấm.
+ Giảm ho, long đàm.
+ Nếu có co thắt phế quản dùng thuốc giãn phế quản.
– Điều trị các bệnh lý nhiễm trùng khác.

4.2. Điều trị viêm phế quản mạn
– Điều trị nguyên nhân kết hợp điều trị triệu chứng.
– Điều trị theo thể nặng, nhẹ của bệnh.
– Điều trị biến chứng.
– Giải quyết tắc nghẽn phế quản do đàm, phù nề niêm mạc phế quản, co thắt cơ trơn phế quản.

5. Viêm phế quản có thế gây ra những biến chứng nào?
5.1. Biến chứng của viêm phế quản cấp
– Phần lớn khỏi bệnh hoàn toàn không để lại di chứng.
– Một số trường hợp có thể tái phát.
– Ở trẻ em có thể biến chứng phế quản phế viêm.

5.2. Biến chứng của viêm phế quản mạn
– Bội nhiễm phổi: Viêm phổi thùy, áp xe phỏi, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
– Giãn phế quản.
– Suy hô hấp cấp.
– Người bệnh suy giảm miễn dịch, già yếu, có bệnh lý mạn tính có thể có biến chứng viêm phổi.
– Suy tim phải là biến chứng cuối cùng của viêm phế quản mạn.

6. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm phế quản như thế nào?
6.1. Nên ăn

Bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cho cơ thể

– Ăn uống đầy đủ năng lượng.
– Ăn nhiều rau xanh, củ quả như: xà lách, cải xanh, rau cần, mướp đắng, cà chua, bí (bí đỏ, bí xanh), cà rốt,…
– Ăn hoa quả giàu vitamin như: cam, quýt, táo, chuối, dâu, nho,…
– Ăn thực phẩm giàu Protein như: thịt đỏ (thịt bò), thịt trắng (thịt lơn, thịt gia cầm), cá, ngũ cốc (các loại đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu phụng,…), trứng, sữa,…
– Uống nhiều nước ấm.

6.2. Không nên ăn
– Đường.
– Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, muối chua, thịt hộp,…
– Thức ăn chua, chát, cay, nóng.
– Thức uống có gaz.
– Hạn chế thức ăn đầu mỡ, chiên xào.

7. Làm thế nào để dự phòng viêm phế quản?

Viêm phế quản có thể được dự phòng bằng tiêm vaccine

– Tiêm phòng vaccine.
– Theo dõi và điều trị các bệnh lý mạn tính.
– Loại bỏ yếu tố nguy cơ như: thuốc lá, môi trường ô nhiễm,…
– Vệ sinh cá nhân.
– Luyện tập thể dục thể thao.
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất.
– Chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời:
+ Đi khám ngay khi có triệu chứng của bệnh.
+ Tuân thủ điều trị.
– Ngăn ngừa sự lây truyền của bệnh tật.
– Vật lý trị liệu – Phục hổi chức năng theo hướng dẫn của nhân viên y tế:
+ Tập vật lý trị liệu hô hấp, tập thở,
+ Tập thể dục.
– Chăm sóc hòa nhập cộng đồng (cai rượu, thuốc lá,…): tham gia câu lạc bộ hỗ trợ chăm sóc, hòa nhập cộng đồng.
– Theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng để điều trị kịp thời.
– Tái khám sau ra viện ngay khi có triệu chứng:
+ Sốt trở lại.
+ Ho khạc đàm, tính chất đàm khác biệt.
+ Đau tức ngực, khó thở tăng lên.

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Với đầy đủ các chuyên khoa về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, tim mạch, thần kinh,… cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, Khoa Nội đã và đang đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao cho tất cả người bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Family:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...