1. Thế nào là viêm phổi?
Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm ở nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng.
2. Những nguyên nhân thường gặp gây ra viêm phổi?
2.1. Nguyên nhân gây ra viêm phổi
– Do vi khuẩn.
– Do virus.
– Do nấm.
– Do kí sinh trùng.
2.2. Yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm phổi
– Người cao tuổi.
– Trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh.
– Người nghiện rượu, thuốc lá.
– Người mắc bệnh hen phế quản, suy giảm miễm dịch, suy tim, tai biến mạch máu não.
– Thời tiết lạnh.
– Cơ thể suy yếu, còi xương, suy kiệt.
– Chấn thương sọ não, hôn mê.
– Mắc bệnh phải nằm điều trị lâu.
– Biến dạng lồng ngực, gù, vẹo cột sống.
– Bệnh ở tai mũi họng: viêm xoang, viêm amidan.
– Bị HIV hoặc ung thư.
– Sống trong môi trường ô nhiễm.
3. Các triệu chứng thường gặp của viêm phổi?
3.1. Triệu chứng toàn thân
– Sốt, đau đầu, mệt mỏi, toát mồ hôi,…
3.2. Triệu chứng hô hấp
– Ho nhiều, đầu tiên là ho khan về sau ho có đàm đặc, màu gỉ sắt.
– Đau ngực.
– Khó thở tăng dần.
4. Phương pháp điều trị viêm phổi?
– Nguyên tắc điều trị là sớm, mạnh, đủ liệu trình kháng sinh.
– Điều trị triệu chứng phối hợp vật lý trị liệu.
– Theo dõi diễn tiến bệnh.
– Thời gian điều trị: Thuốc kháng sinh điều trị từ 7 – 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình hoặc có thể kéo dài đến 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh.
5. Các biến chứng mà viêm phổi gây có thể gây ra?
5.1. Biến chứng cấp
– Áp xe phổi.
– Nhiễm trùng lan từ phổi ra toàn thân.
– Suy hô hấp.
– Tràn dịch màng phổi.
– Tràn mủ màng phổi.
– Tổn thương đa cơ quan.
– Sốc.
5.2. Biến chứng mạn
– Xẹp phổi.
– Xơ phổi.
– Giãn phế quản.
6. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho bệnh nhân viêm phổi?
6.1. Chế độ ăn uống
– Nên:
– Ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu (cháo, súp…).
– Uống nhiều nước ấm để làm loãng đàm.
– Bổ sung năng lượng và đạm giúp người bệnh nhanh khỏe.
– Ăn nhiều rau quả tươi, các loại quả giàu Vitamin A, vitamin C, E cam, chanh, ổi, súp lơ, kiwi, cà rốt, ngũ cốc nguyên chất như yến mạch, gạo nâu, lúa mạch,…
– Không nên:
– Sử dụng rượu bia và thuốc lá.
– Ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ: thức ăn chiên xào.
– Ăn thực phẩm gây đầy hơi: nước uống có gaz.
– Ăn thực phẩm chứa nitrat: xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội hoặc những thực phẩm chế biến sẵn.
6.2. Chế độ tập luyện
– Nghỉ ngơi trong giai đoạn cấp.
– Giai đoạn hồi phục: Động tác ngồi,đứng; đi vòng quanh nhà hoặc lên xuống cầu thang.
– Khi đã hồi phục hoàn toàn: Tăng cường vận động để tăng sức bền (xe đạp, bơi lội,…), tăng sức cơ (giữ thăng bằng, nâng tạ,…).
7. Theo dõi và dự phòng viêm phổi như thế nào?
7.1. Theo dõi viêm phổi
– Trong khi điều trị:
+ Theo dõi tình trạng ho, số lượng màu sắc, tính chất của đàm.
+ Theo dõi tình trạng đau ngực.
+ Theo dõi tác dụng phụ của thuốc (buồn nôn, đau bụng, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa,…).
– Sau khi điều trị
+ Người bệnh cần tái khám ngay khi có các dấu hiệu: trở lại mệt mỏi, sốt, khó thở, ho nhiều, đau ngực, tính chất đàm thay đổi.
7.2. Dự phòng viêm phổi
– Thay đổi lối sống.
– Không hút thuốc, không dùng chất kích thích.
– Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.
– Tăng cường luyện tập thể dục.
– Nghỉ ngơi thích hợp.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
– Tiêm phòng cúm.
– Cần vệ sinh họng, mũi, miệng hằng ngày.
– Ho, hắt hơi đúng cách.
– Nghỉ ngơi nhiều, ngay cả khi bắt đầu cảm thấy tốt hơn.
– Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, suy tim, đái tháo đường.
– Cần khám ngay khi có các dấu hiệu của bệnh.
– Tuân thủ điều trị.
– Theo dõi phát hiện các biến chứng (áp xe phổi, suy hô hấp, tràn dịch màng phổi…) để điều trị kịp thời.
Với đầy đủ các chuyên khoa về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, tim mạch, thần kinh,… cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, Khoa Nội đã và đang đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao cho tất cả người bệnh.
- Tổng Đài: 19002250
- Fanpage: Family Hospital
- Zalo: Family Hospital