Những điều cần biết về nhau tiền đạo

1. Nhau tiền đạo là gì?
Nhau tiền đạo là nhau không bám ở phần trên tử cung, mà bám một phần hay toàn bộ vào đoạn dưới tử cung, có thể che kín một phần hay toàn bộ lỗ trong cổ tử cung gây ra nhiều nguy cơ nguy hiểm cho mẹ và bé trong thai kỳ.

Nhau bình thường và nhau tiền đạo

2. Các loại nhau tiền đạo mà bạn cần biết?
– Nhau bám thấp.
– Nhau bám mép.
– Nhau tiền đạo bán trung tâm.
– Nhau tiền đạo trung tâm.
– Nhau tiền đạo – nhau cài răng lược

3. Nhau tiền đạo có những triệu chứng nào?
– Nhau tiền đạo đôi khi không biểu hiện triệu chứng, chỉ phát hiện được qua siêu âm. Một số triệu chứng thường gặp:
– Ra huyết âm đạo đột ngột, lượng thay đổi, không kèm đau bụng khi thai gần cuối 3 tháng giữa hoặc đầu 3 tháng cuối.
– Tử cung mềm, không căng đau.
– Ngôi thai bất thường.
– Tim thai: chỉ xuất hiện bất thường khi có biến chứng như choáng mất máu, bóc tách bánh nhau, hay biến chứng dây rốn.
– Khi khám đặt mỏ vịt: máu đỏ tươi từ lỗ trong cổ tử cung chảy ra.
– Toàn thân: dấu hiệu sinh tồn tương xứng với lượng máu mất ra ngoài.

4. Những xét nghiệm cần thực hiện khi khám nhau tiền đạo?
– Siêu âm: xác định vị trí nhau bám.
– Cộng hưởng từ: có giá trị trong chẩn đoán nhau cài răng lược/ nhau tiền đạo, đặc biệt là nhau bám mặt sau tử cung.
– Soi bàng quang: bác sỹ sẽ chỉ định khi nghi ngờ nhau cài răng lược xâm lấn bàng quang.

5. Những biến chứng có thể xảy cho mẹ khi gặp nhau tiền đạo là gì?
– Mất máu nhiều, choáng.
– Cắt tử cung, tổn thương hệ tiết niệu.
– Tăng nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn đông máu, truyền máu.
– Nguy cơ tử vong.

6. Những biến chứng có thể xảy cho con khi gặp nhau tiền đạo là gì?
– Tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non.
– Tử vong chu sinh.
– Trẻ sơ sinh bị thiếu máu.

7. Phương pháp điều trị trong trường hợp nhau tiền đạo không có triệu chứng?

Sản phụ cần giữ tinh thần, nghỉ ngơi tránh vận động mạnh, tập thể dục

– Theo dõi điều trị ngoại trú.
– Giảm nguy cơ chảy máu:
+ Kiêng giao hợp, không làm nặng, không tập thể dục khi bước vào tuần thứ 20.
+ Không khám âm đạo.
+ Nếu có cơn gò tử cung hoặc ra huyết âm đạo cần nhập viện ngay.
– Giảm nguy cơ cho trẻ bằng cách:
+ Dùng thuốc hổ trợ phổi cho thai từ tuần 28 – 34.
+ Xác định thời điểm mổ chủ động: khoảng 36 – 37 tuần tuổi.

8. Phương pháp điều trị trường hợp nhau tiền đạo khi mẹ ra huyết âm đạo lượng nhỏ?
8.1. Đối với thai chưa trưởng thành
– Xác định độ trưởng thành của phổi. Hỗ trợ phổi: khi thai 28 – 34 tuần.
– Cố gắng dưỡng thai đến 32 – 34 tuần. Sau 34 tuần, cân nhắc giữa lợi ích cho thai – mẹ với nguy cơ mất máu ồ ạt.
– Truyền máu: Khi Hb < l0g/dL.
– Có thể xuất viện khi không còn ra huyết trong vòng 48 giờ và không kèm bất kỳ yếu tố nguy cơ khác.

8.2. Đối với thai trưởng thành
– Chọn lựa cách chấm dứt thai kỳ.
– Sinh thường: nếu là nhau bám thấp và ngôi đầu.
– Mổ lấy thai: áp dụng cho những loại nhau tiền đạo còn lại.

9. Phương pháp điều trị trường hợp nhau tiền đạo khi mẹ ra huyết âm đạo nhiều?
– Là trường hợp cấp cứu sản khoa, cần mổ lấy thai cấp cứu.
– Mẹ được lập 1 hay 2 đường truyền tĩnh mạch. Truyền dung dịch Lactate Ringer hay Normal Saline, dung dịch cao phân tử nhằm ổn định huyết động học và duy trì có nước tiểu, ít nhất 30ml/giờ.
– Xét nghiệm tiền phẫu để có kết quả nhóm máu. Chuẩn bị truyền máu và truyền khi lượng máu mất vượt quá 30% thể tích máu (xuất huyết độ 3) hoặc khi Hb < l0g/dL.
– Huyết áp của mẹ được theo dõi bằng monitor.
– Đánh giá lượng nước tiểu mỗi giờ bằng sonde tiểu lưu.

10. Thời gian điều trị nhau tiền đạo là bao lâu?
– Trong thời kỳ mang thai: nhập viện điều trị trong trường hợp ra máu âm đạo nhiều gây mất máu hoặc dọa sẩy / dọa sinh non, thời gian trung bình 3-5 ngày.
– Trong thời kỳ chuyển dạ hoặc chấm dứt thai kỳ chủ động: thời gian trung bình 3 – 5 ngày.

11. Sản phụ cần phải làm gì nếu bị nhau tiền đạo?
– Khám thai định kì để phát hiện sớm nhất nhau tiền đạo.
– Cần nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển, tránh làm việc nặng.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dinh dưỡng, ăn thức ăn dễ tiêu, không dùng các chất kích thích và nhiều gia vị, tránh bị táo bón.
– Tránh va chạm mạnh làm căng tức bụng dưới, kiêng giao hợp.
– Theo dõi nếu có ra máu âm đạo cần đến bệnh viện để khám ngay.

12. Những vấn đề sản phụ cần quan tâm trong điều trị?
– Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
– Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi tuyệt đối.
– Theo dõi lượng máu mất.
– Có thể xuất viện khi không còn ra huyết trong vòng 48 giờ và không kèm bất kỳ yếu tố nguy cơ khác.
– Dùng thuốc dưỡng thai, cầm máu.
– Hỗ trợ trưởng thành phổi cho thai nhi khi thai 28 – 34 tuần.
– Truyền máu nếu mất máu quá nhiều.
– Xác định thời điểm xin mổ chủ động: khoảng 36 – 37 tuần tuổi hoặc sinh thường trong trường hợp ngôi thai thuận, nhau bám thấp, chảy máu ít.

13. Những điều cần biết sau điều trị nhau tiền đạo ngoại trú khi thai chưa trưởng thành?
– Tái khám theo hẹn.
– Uống thuốc theo đơn.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng không kiêng khem quá mức, tránh các chất kích thích, tránh táo bón.
– Khám ngay khi có dấu hiệu đau bụng hoặc ra máu âm đạo bất thường.

Đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa tại FAMILY có trình độ chuyên môn cao, tận tâm giàu kinh nghiệm. Thường xuyên cập nhật và ứng dụng các kỹ thuật y tế tiến tiến nhất cùng với sự hỗ trợ của hệ thống phòng bệnh tiện nghi và chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho mẹ và bé sẽ tạo nên sự thoải mái, thư giãn tối đa sau sinh để mẹ có thể nhanh chóng hồi phục, tận hưởng trọn vẹn những phút giây hạnh phúc bên con yêu.
Tại Khoa Phụ Sản Family Hành trình của Bố, Mẹ và Em bé sẽ là hành trình tuyệt vời nhất!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...