Những điều cần biết về nhiễm trùng đường tiểu

1. Nhiễm trùng đường tiểu là gì?
– Nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT) là bệnh nhiễm trùng xuất hiện do vi khuẩn gây bệnh đi vào niệu đạo và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến thận và đường tiết niệu gây ra.
– 90% nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn E.coli.

2. Nhiễm trùng đường tiểu được phân loại như thế nào?
Nhiễm trùng đường tiểu được phân thành:
– Nhiễm trùng đường tiểu dưới (viêm bàng quang).
– Nhiễm trùng đường tiểu trên (viêm thận-bể thận cấp) có thể do nhiễm trùng ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do vi khuẩn từ dòng máu.
– Nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng: Không có triệu chứng lâm sàng, bạch cầu niệu âm tính, cấy nước tiểu 2 lần đều thấy vi khuẩn niệu dương tính.

3. Những triệu chứng điển hình giúp nhận biết bệnh nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Rối loạn tiểu tiện là một trong những triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường tiểu

– Có thể sử dụng que thử nước tiểu nhanh như là một test sàng lọc.
– Triệu chứng đối với trẻ sơ sinh:
+ Trẻ có thể sốt hoặc hạ nhiệt độ.
+ Trẻ bị vàng da, một số trường hợp có thể gặp gan, lách to.
+ Rối loạn tiêu hoá: Nôn, bú kém hoặc bỏ bú, đi cầu phân lỏng.
– Triệu chứng đối với trẻ bú mẹ:
+ Dấu hiệu nhiễm trùng: Sốt cao, rét run hoặc sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
+ Rối loạn tiểu tiện: Đái buốt, đái dắt, bí đái, tiểu máu, đôi khi tiểu đục.
+ Rối loạn tiêu hoá: Nôn, bú kém, đi cầu phân lỏng.
+ Chậm tăng cân.
– Đối với trẻ lớn:
+ Dấu hiệu nhiễm trùng: Sốt cao, rét run.
+ Rối loạn tiểu tiện: Đái buốt, đái dắt, bí đái, tiểu máu đôi khi tiểu đục hoặc nước tiểu có mùi bất thường.
+ Đau thắt lưng, đau bên mạn sườn hoặc đau vùng bụng.

4. Để chẩn đoán bệnh cần thực hiện những xét nghiệm cần thiết nào?
– Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán: Tế bào niệu, bạch cầu niệu trên xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu; cấy nước tiểu giữa dòng.
– Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán: Siêu âm, chụp bàng quang ngược dòng, chụp xạ hình thận, công thức máu, CRP, Procalcitonin, động niệu học.

5. Nhiễm trùng đường tiểu được điều trị bằng phương pháp nào?
5.1. Phương pháp điều trị nội khoa
– Trong trường hợp trẻ nhiễm trùng đường tiểu trên (viêm thận, bể thận):
+ Trẻ dưới 1 tuổi: Trẻ nhập viện, điều trị kháng sinh tĩnh mạch ít nhất 3 ngày. Khi hết sốt trẻ được điều trị kháng sinh đường uống 11 ngày, được theo dõi cẩn thận để chắc chắn trẻ hồi phục hoàn toàn.
+ Đối với trẻ khác: Điều trị kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 kết hợp aminoglycoside.
– Nhiễm trùng đường tiểu dưới (viêm bàng quang):
+ Do virus: Chỉ điều trị vitamin C, kháng histamin, uống nhiều nước.
+ Do vi khuẩn: Điều trị bằng kháng sinh đường uống theo chỉ định của bác sỹ.
– Vi khuẩn đường niệu không triệu chứng: Chưa cần điều trị.

5.2. Phương pháp điều trị ngoại khoa
– Điều trị ngoại khoa được áp dụng trong trường hợp viêm có dị dạng:
+ Tắc nghẽn gây ảnh hưởng đến chức năng thận, luồng trào ngược bàng quang niệu quản ở trẻ lớn hơn 2 tuổi,
+ Khi có ổ mủ, áp xe trong thận điều trị kháng sinh không thuyên giảm cần tháo mủ.

5.3. Phương pháp điều trị dự phòng kháng sinh
– Dự phòng: Khuyến cáo cho tất cả các trẻ sau khi mắc bệnh lần đầu có chỉ định chụp bàng quang ngược dòng, điều trị cho đến khi được chụp bàng quang.
– Điều trị phòng NTĐT khi trẻ bị: Luồng trào ngược bàng quang-niệu quản từ độ III trở lên; bệnh đường tiết niệu tắc nghẽn và tiền sử bị NTĐT; NTĐT tái phát (đối với trẻ > 2 tuổi).
– Thuốc điều trị dự phòng chung là: Co-trimoxazole (2 mg/kg) truyền tĩnh mạch 1 lần vào buổi tối); hoặc Nitrofurantoin (1-2 mg/kg/ngày) một lần/ngày vào buổi tối trước khi ngủ.
– Thời gian dự phòng phụ thuộc vào chỉ định của bác sỹ: từ khi trẻ bị luồng trào ngược bàng quang-niệu quản, phòng liên tục cho tới khi luồng trào ngược tự khỏi hoặc luồng trào ngược được điều trị ngoại khoa.

6. Những biến chứng sẽ xảy ra nếu không được điều trị thích hợp?
– Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết, cao huyết áp, suy thận cấp, suy thận mạn.

7. Những biện pháp phòng chống tái nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ?

Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung vitamin C giúp phòng ngừa bệnh

– Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, tránh tắm bồn, thay tã cho trẻ ngay sau khi đi ngoài.
– Uống nhiều nước.
– Không được nhịn tiểu.
– Cho trẻ ăn trái cây hay uống vitamin C.

Khoa Nhi – Bệnh viện ĐK Gia Đình thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh đến lứa tuổi thiếu niên. Đội ngũ y bác sỹ tận tâm, giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tâm lý và những nỗi sợ của các bé. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, phòng bệnh tiện nghi, thoáng mát cùng không gian thân thiện, gần gũi, giúp các bé cảm thấy thoải mái, quên đi nỗi sợ và vững tâm lý khi điều trị tại đây. Family sẽ là gia đình và là người bạn thân của bé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...