1. Phục hình răng giả tháo lắp là gì?
– Phục hình răng giả tháo lắp là một loại phục hình chức năng và thẩm mỹ. Trong đó, những chiếc răng đã mất sẽ được thay thế bằng những chiếc răng giả mà người mang có thể tự tháo ra và lắp vào một cách dễ dàng.
Răng giả tháo lắp
2. Chỉ định làm phục hình răng giả tháo lắp?
– Trường hợp bị mất một răng, nhiều răng hoặc toàn bộ hàm.
– Người bệnh muốn tiết kiệm thời gian, chi phí mà không muốn cấy ghép Implant hay bọc sứ.
– Trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh về máu, tiểu đường, huyết áp không thể cấy ghép Implant, và bệnh nhân không muốn bọc sứ.
– Tình trạng niêm mạc nướu, miệng tốt, không bị lỡ loét, viêm nhiễm.
– Bệnh nhân mới nhổ răng có thể mang tạm hàm giả tháo lắp trong khi đợi ổ răng lành thương để làm hàm cố định.
Phục hình răng giả tháo lắp được chỉ định trong trường hợp mất một răng, nhiều răng hoặc toàn bộ hàm
3. Chống chỉ định làm phục hình răng giả tháo lắp?
– Tình trạng niêm mạc nướu, miệng viêm nhiễm, lỡ loét.
– Bệnh nhân đang điều trị tia xạ.
– Bị dị ứng với bất kì thành phần nào của hàm giả.
– Bệnh nhân nhạy cảm, dễ nôn khi đeo hàm giả.
– Bệnh nhân có sống hàm tiêu nhiều, thắng môi má lưỡi bám cao,… không thuận lợi cho sự bám dính của hàm giả tháo lắp.
– Bệnh nhân không hiểu hoặc không có kiến thức về những khó khăn khi đeo hàm giả tháo lắp.
– Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần không hợp tác điều trị.
4. Thời gian thực hiện mất bao lâu?
– Tùy thuộc vào tình trạng mất răng của bệnh nhân mà thời gian thực hiện khác nhau.
– Thông thường thời gian điều trị kéo dài trong vòng 3 – 14 ngày, trải qua 2 – 4 lần hẹn, hoặc đôi khi nhiều hơn.
– Các lần hẹn cách nhau 2 – 4 ngày.
– Thời gian dự kiến mỗi lần làm 30 – 45 phút, hoặc nhiều hơn tùy vào độ phức tạp của từng trường hợp.
– Trong trường hợp mất răng toàn hàm thời gian thực hiện thường lâu hơn, với nhiều lần hẹn hơn các trường hợp mất ít răng và mất răng đơn lẻ.
5. Biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị?
– Ăn nhai khó khăn.
– Xáo trộn, biến đổi khớp cắn.
– Tiêu xương sống hàm tại vị trí mất răng.
– Lão hóa da mặt sớm.
– Rối loạn hoạt động môi má lưỡi gây phát âm không chính xác.
6. Những lưu ý trước khi làm răng giả tháo lắp?
– Khi đã có chỉ định mang hàm giả tháo lắp của bác sỹ thì việc thực hiện phục hình là cần thiết.
– Thực hiện cận lâm sàng như Xquang (nếu cần) để bác sỹ đánh giá tình trạng xương ổ của bệnh nhân.
– Ban đầu khi hàm giả được mang vào trong miệng, bệnh nhân thường sẽ thấy vướng lưỡi, tăng tiết nước bọt, nói ngọng và đặc biệt có thể đau khi tháo lắp hoặc ăn nhai.
– Ở những bệnh nhân mất nhiều răng hoặc mất răng lâu rồi mới làm, thường không ăn nhai ngay được khi mới mang hàm giả. Cần kiên trì tập luyện, ăn nhai ít một tăng dần, ăn mềm rồi dai cứng tăng dần.
– Cảm giác khó chịu nhẹ sẽ hết nhanh sau khoảng vài ngày
– Tuy nhiên nếu đau nhiều cần báo bác sỹ, sẽ có thể cần điều chỉnh lại.
7. Những lưu ý sau khi làm răng giả tháo lắp?
– Vệ sinh hàm giả sau mỗi lần ăn nhai, hoặc ít nhất 2 lần mỗi ngày.
– Không nên đeo hàm khi đi ngủ. Hãy tháo ra và ngâm trong dung dịch nước muối loãng hoặc chất ngâm hàm giả.
– Không nên ngâm rửa hàm giả bằng nước nóng vì có thể làm cong méo.
– Ăn nhai lành mạnh tránh ăn thức ăn cứng, dai, nên ăn thức ăn mềm.
– Vệ sinh răng miệng tốt bằng cách chải răng sau mỗi bữa ăn và lấy cao định kì 4 – 6 tháng/ 1 lần.
– Tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi thấy bất thường.
Với đội ngũ Bác sỹ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại, Đơn vị Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng đã và đang chăm sóc sức khỏe răng miệng cho rất nhiều người dân Đà Nẵng và khu vực miền Trung.
- Tổng Đài: 19002250
- Fanpage: Trung tâm Nha khoa Thẩm mỹ Family
- Zalo: Family Hospital