Những điều cần biết về quặm mi

1 Bệnh quặm mi là gì?
Quặm mi là tình trạng bờ mi bị cuộn vào trong nhãn cầu. Hậu quả của việc này là lông mi sẽ cọ xát liên tục lên giác mạc (tròng đen) và kết mạc (tròng trắng) khiến hai bộ phận này dễ bị tổn thương.

2. Những tác nhân gây ra bệnh quặm mi là gì?
– Do tuổi già.
– Do co thắt mi.
– Do bẩm sinh.
– Do sẹo như biến chứng của bệnh mắt hột và viêm bờ mi mãn tính trước đây.

3. Những dấu hiệu để biết bệnh quặm mi?
– Mắt luôn cộm xốn kích thích chảy nước, cảm giác như có cát trong mắt.
– Thị lực giảm.
– Chói sáng và cảm giác đau khi nhìn ra sáng.
– Đóng vẩy cứng ở mi và tiết dịch nhầy.
– Đỏ mắt và thấy lông mi cọ sát lên bề mặt nhãn cầu.

4. Những biến chứng do bệnh quặm gây ra?
– Tróc biểu mô giác mạc.
– Viêm loét giác mạc.
– Sẹo giác mạc.
– Giảm thị lưc, mù lòa.

5. Các phương pháp điều trị về bệnh quặm mi hiện nay là gì?
5.1 Điều trị tạm thời: Là sử dụng kháng sinh chống bội nhiễm, các thuốc nhỏ bôi trơn giảm sự cọ sát hay dùng băng dính kéo lật mi ra ngoài.
5.2 Điều trị triệt để: Là phẫu thuật giúp trả lại vị trí của bờ mi và hàng lông mi như bình thường, không để lông mi cọ sát lên bề mặt nhãn cầu của mắt. Phẫu thuật quặm mi có thể trì hoãn nếu bề mặt giác mạc (tròng đen) còn nguyên vẹn, chưa bị tổn thương.
Quặm mi nếu không điều trị có thể dẫn đến sẹo giác mạc cũng như làm gia tăng nguy cơ viêm loét giác mạc gây giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn.
Các bệnh lý không được phẫu thuật quặm mi là : mắt bị quặm đang bị nhiễm khuẩn tại chỗ hay tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.

6. Những dấu hiệu của bệnh quặm có thể sảy ra trong và sau mổ quặm mi là gì?
– Xuất huyết kết mạc, tụ máu mi.
– Tróc biểu mô giác mạc, thủng nhãn cầu .
– Nhiễm trùng mi, hốc mắt, viêm nội nhãn.
– Hở mi.

7. Bệnh quặm mi nếu không được điều trị có thể dẫn tới những vấn đề gì?
Quặm mi có thể dẫn đến sẹo giác mạc và tăng nguy cơ viêm loét giác mạc gây giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn.

8. Các biện pháp phòng ngừa các biến chứng do bệnh quặm gây ra như thế nào?
– Điều trị dứt điểm các bệnh lý ở mắt có thể gây biến chứng quặm mi như bệnh mắt hột.
– Giữ vệ sinh mắt, mang kính bảo hộ tránh bụi, hóa chất vào mắt.
– Đi khám mắt định kỳ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...