Những mũi vắc-xin cần thiết khi mang thai

Để hành trình mang thai cũng như làm mẹ được trọn vẹn, cách đơn giản nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi chính là tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch trước và trong quá trình mang thai. Thực tế, một số bệnh truyền nhiễm mắc phải trong thời kỳ mang thai có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới khả năng thai chết lưu, sẩy thai,…
Bên cạnh đó, đa số phụ nữ có thai là người trẻ tuổi, thường rơi vào giai đoạn mà miễn dịch có được nhờ các mũi tiêm cơ bản trước đó bắt đầu suy giảm đáng kể, từ đó tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

1. Những vắc xin cần tiêm trước và trong khi mang thai
1.1. Vắc xin cúm mùa
Cúm mùa là một bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi nếu nhiễm phải trong thời kỳ mang thai, đặc biệt vào 3 tháng đầu tiên. Người mẹ nên tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin cúm tại thời điểm trước hoặc trong thai kỳ.

1.2. Vắc xin uốn ván
Tiêm vắc xin uốn ván cho thai phụ là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh uốn ván sơ sinh.

1.3. Vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn ván
Sau khi được tiêm vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn ván, cơ thể người mẹ sẽ tạo ra kháng thể cần thiết và truyền cho con trước khi sinh, giúp trẻ chống lại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván trong vài tháng đầu đời.

1.4. Vắc xin viêm gan B
Đây là bệnh có khả năng lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh nếu không may nhiễm virus viêm gan B thì khả năng rất cao khi trưởng thành sẽ diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan.

1.5. Vắc xin sởi – quai bị – Rubella
Đây là những bệnh dễ lây qua đường hô hấp. Vì vậy, khi có kế hoạch sinh con, các mẹ nên đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm phòng vắc xin sởi – quai bị – rubella.

1.6. Vắc xin thủy đậu
Nếu người mẹ mắc thủy đậu trong tuần thứ 8 – 20 thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh như: thiểu sản tiểu não, chứng đầu nhỏ, bất thường nhãn cầu, dị dạng sọ não, …

2. Các mốc tiêm phòng cho phụ nữ trước và trong khi mang thai

3. Những lưu ý sau khi tiêm phòng vắc xin
Giống như các loại vắc xin thông thường khác, sau khi tiêm có thể sẽ xuất hiện các phản ứng chẳng hạn như sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí tiêm. Đây là đều là những dấu hiệu thông thường sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc nên sản phụ không cần quá lo lắng. Người mẹ nên uống nhiều nước, tiếp tục ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác nên đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để bác sỹ thăm khám và kiểm tra.

Tài liệu tham khảo

1. Hội Y học dự phòng Việt Nam. Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam năm 2020.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...