1. Bệnh viêm bờ mi là gì?
– Bờ tự do của mi mắt dài khoảng 30mm, chiều dày từ 2 –3mm. Cách ngóc trong mắt 6mm trên bờ tự do của hai mi có hai lỗ lệ. Trên bờ tự do có lông mi, lông mi thường xuất phát từ lớp nông của mi mắt, nằm trên sụn mi và tạo thành 2 hoặc 3 hàng đều đặn. Mi trên có từ 70 – 140 sợi lông, mọc vểnh ra trước và lên trên. Mi dưới có từ 70 –80 lông mi, mọc vểnh ra trước xuống dưới. Giữa hàng lông mi và bờ sau mi mắt có một hàng khoảng 30 lỗ tuyến, những lỗ tuyến này thông với các tuyến Meibomius trong sụn mi.
– Mi mắt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nhãn cầu chống các yếu tố bên ngoài như: ánh sáng, bụi và dị vật. Nhờ động tác chớp mi mắt dàn đều nước mắt lên giác mạc và kết mạc, giữ độ ướt và loại trừ những dị vật nhỏ, bụi trôi theo nước mắt.Tuy nhiên trong một số trường hợp mi mắt lại đóng vai trò như tác nhân gây nên một số bệnh ở mắt.Một trong số các bệnh nhiễm khuẩn tại mi mắt phổ biến nhất là viêm bờ mi.
– Viêm bờ mi là tình trạng viêm ở bờ tự do của mi mắt.Viêm bờ mi thường liên quan đến phần của mi mắt nơi lông mi phát triển và ảnh hưởng đến cả mi mắt.
– Viêm bờ mi thường xuất hiện khi các tuyến nhờn nhỏ nằm gần nền các lông mi bị tắc nghẽn.Điều này sẽ làm cho mắt của bạn trở nên bị kích
thích và đỏ.Trong viêm bờ mi, khi tuyến meibomian bị tắc nghẽn, có thể gây ra chắp, l o ở mi mắt.Viêm bờ mi cũng dẫn đến làm dày bờ mi, làm bờ mi bị vảy bám và có thể làm cho nước mắt có dạng bọt.
Bệnh viêm bờ mi thường liên quan đến bội nhiễm vikhuẩn, các triệu chứng khô mắt hoặc một số bệnh ngoài da như mụn trứng cá…
– Viêm bờ mi thường bị mạn tính và khó điều trị, có thể gây khó chịu và khó nhìn. Nhưng bệnh thường không gây tổn thương vĩnh viễn đến thị lực của bạn.
2. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm bờ mi?
– Nguyên nhân gây nên bệnh viêm bờ mi có thể do vikhuẩn hoặc do virus gây nên. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến dày bờ mi, mi quặp vào trong hoặc vểnh ra ngoài thậm chí giảm thị lực do lông quặm làm tổn thương giác mạc.
– Ngoài ra, viêm bờ mi cũng có thể do những nguyên nhân khác như:
+ Bất thường chức năng tuyến bờ mi
+ Viêm da tiết bã (gàu ở da đầu và lông mày)
+ Mụn trứng cá đỏ (một tình trạng mụn bọc ở mặt và là nguyên nhân gây đỏ mặt)
+ Rận lông mi (là những ký sinh trùng nhỏ trong các nang lông mi)
+ Tình trạng dị ứng mỹ phẩm hoặc thuốc .Mất cân bằng hormone.
3. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm bờ mi là gì?
3.1 Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm bờ mi bao gồm:
– Chảy nước mắt.
– Mắt đỏ.
– Một cảm giác có sạn, nóng rát trong mắt.
– Mí mắt xuất hiện rử.
– Ngứa mí mắt.
– Sưng đỏ mí mắt.
– Bong da quanh mắt.
– Cặn lông mi khi tỉnh dậy. Ghèn ứ ở lông mi hoặc trong các góc của mắt
– Nhạy cảm với ánh sáng.
– Lông mi mọc bất thường (sai địa chỉ lông mi).
– Rụng lông mi.
*Nếu có các dấu hiệu và triệu chứng dường như không được cải thiện mặc dù bạn vệ sinh tốt – thường xuyên làm sạch và chăm sóc các khu vực bị ảnh hưởng thì nên đi khám để được tư vấn và điều trị
3.2 Về lâm sàng viêm bờ mi có nhiều hình thái khác nhau
– Viêm đỏ bờ mi: Đây là hình thái nh , bờ mi đỏ lên, có ít tiết tố, có vẩy, bệnh nhân chỉ cảm thấy vướng nh.
– Viêm bờ mi rụng vẩy: Bờ mi đỏ, đóng nhiều vẩy, tiết tố bám dính bờ mi, bờ mi không loét.
– Viêm loét bờ mi: Là hình thái nặng ,rất dai dẳng, bờ tự do của mi bị sưng
4. Các biến chứng xảy ra nếu không điều trị như thế nào?
4.1 Viêm bờ mi có thể gây ra các biến chứng sau:
+ Vấn đề lông mi: Viêm bờ mi có thể gây ra rụng lông mi hoặc phát triển bất thường như lông mọc sai vị trí, lông xiêu
+ Vấn đề về da mí mắt: S o có thể xảy ra trên mí mắt, đáp ứng dài hạn viêm bờ mi.
+ L o mi mắt: là một bệnh nhiễm trùng phát triển gần cơ sở lông mi. Kết quả là đau trên các cạnh hoặc bên trong của mí mắt, có thể nhìn thấy trên bề mặt của mí mắt.
+ Chắp (chalazion): Chalazion xảy ra khi có tắc nghẽn trong một trong các tuyến dầu nhỏ ở lề của mí mắt, đứng sau các lông mi. Các tuyến có thể trở thành bị nhiễm vikhuẩn, gây ra mí mắt sưng đỏ.
+ Tiết bất thường: Tiết dịch quá hoặc mắt khô và các mảnh vỡ khác đổ từ mí mắt, chẳng hạn như bong mô liên kết với gàu, có thể tích tụ trong
nước mắt, dầu và chất nhầy trong nước mắt.Nước mắt bất thường gây trở ngại cho bôi trơn lành mạnh của mí mắt.Điều này có thể gây kích ứng mắt và gây ra khô mắt hoặc tổn thương.
+ Đỏ mắt mạn tính: Viêm bở mi có thể dẫn đến những đợt tái phát đau mắt đỏ (viêm kết mạc).
+ Tổn thương giác mạc: Kích thích liên tục từ mí mắt bị viêm hoặc lông mi sai vị trí có thể gây ra một vết loét phát triển trên giác mạc.Tổn
thương có thể đưa đến nhiễm trùng giác mạc.
5. Những phương pháp điều trị bệnh viêm bờ mi như thế nào?
– Viêm bờ mi tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây khó chịu cho người bệnh. Các cách điều trị bệnh viêm bờ mi
+ Đắp gạc nóng lên mắt: Dùng gạc sạch, thấm nước ấm, đắp lên mi mắt.Nhắm mắt nghỉ ngơi trong khoảng 1 – 2 phút, làm 2 – 3 lần một
ngày. Đắp gạc nóng sẽ làm bong tróc gàu vảy và cặn bã bám quanh lông mi và làm loãng những tiết chất có dầu ở tuyến nhờn, do đó tránh được viêm tuyến sinh l o hay chắp ở mắt.
+ Chà mi: Dùng bông tăm, thấm nước ấm, chà nh nhàng lên lông mi
+ Tra thuốc mỡ kháng sinh: vào bờ mi trước khi đi ngủ.Có thể sử dụng khan sinh toàn thân và nước mắt nhân tạo hay Steroid.Lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.
+ Giữ vệ sinh tốt: Thường xuyên vệ sinh mắt khi bị viêm bờ m, giữ mắt luôn sạch sẽ.Nếu có gèn khô, hãy dùng khăn mềm, ướt nh nhàng lau.Viêm bờ mi hiếm khi biến mất hoàn toàn, hầu hết bệnh nhân phải duy trì thói quen vệ sinh mí mắt nếu không muốn bệnh tái phát.
+ Cách vệ sinh mắt: Vệ sinh tay sạch, dùng tăm bông nhúng vào nước muối ấm hay xà phòng nh lau nh nhàng quanh bờ mi, sau đó rửa lại bằng nước sạch.Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng, hãy đến khám tại các bệnh viện mắt gần nhất để bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra lược đồ điều trị kịp thời, tránh biến chứng.
6. Nếu không điều trị viêm bờ mi thì xảy ra những nguy cơ gì?
– Bệnh viêm bờ mi nếu không điều trị thì bệnh sẽ tiến triển gây ra các biến chứng như tổn thương giác mạc, chắp l o. Đỏ mắt mạn tính viêm kết mạc, viêm giác mạc
7. Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm bờ mi như thế nào?
– Không tự ý mua thuốc về nhỏ
– Không dụi mắt
– Không đắp bất kì thuốc, hay lá gì lên mắt nếu không được sự hướng dẫn của bác sỹ.
– Chườm ấm: dùng khăn sữa của em bé, nhúng nước ấm vất khô, đắp lên mi mắt. Nhắm mắt nghỉ ngơi trong khoảng 2-3 phút làm 2 lần trong ngày trước khi đi ngủ buổi trưa và tối ( chú ý nhiệt độ tránh làm bỏng #
37độ )sau chườm massage bờ mi nh nhàng, cuối cùng rửa lại bằng Nacl 0.9%
– Đeo kính bảo hộ khi đi ngoài đường hoặc tiếp xúc hóa chất
– Có thể rửa mặt bằng xà phòng không làm cay mắt,
– Rửa mắt bằng Nacl 0.9% 2 lần sáng chiều
– Ngủ đủ giấc
– Nên đi khám chuyên khoa để khám và điều trị khi có các triệu chứng về mắt như trên,
7.1 Các bước làm sạch mi mắt.
+ Dùng gạc ngâm nước ấm đặt lên mắt trong vòng 5 phút.
+ Làm sạch bờ mi mắt bằng tăm bông hay khăn mềm được tẩm xà phòng dịu nh (như xà phòng tắm em bé Johnson’s Baby).
+ Lặp lại bước chườm nóng.
→ Trong những trường hợp viêm bờ mi mắt nặng, cần rửa mi mắt 3 lần mỗi ngày. Tất cả bệnh nhân, vệ sinh mí mắt cần được duy trì lâu dài.