Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp

1. Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là gì?
– Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn do hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công các mô khớp gây nên tình trạng viêm lớp lót mặt trong các khớp gây đau khớp, cứng khớp và thậm chí mất các vận động bình thường của khớp

2. Biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp như thế nào?
– Mặc dù VKDT là một bệnh mạn tính và dai dẳng nhưng các triệu chứng cơ thể xuất hiện hay biến mất mà khó khó thể đoán trước được. Điều này xảy ra là do các triệu chứng bệnh VKDT xuất hiện trong giai đoạn hoạt động của bệnh và giảm dần hoặc biến mất trong giai đoạn lui bệnh. Suốt thời kỳ hoạt động, bạn có thể lưu ý một số hoặc toàn bộ các triệu chứng sau:

3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh?
– Các yếu tố di truyền: Một số gen đóng vai trò trong hệ miễn dịch – đối với một số người, các yếu tố di truyền có thể có liên quan đến việc xác định xem người đó có thể bị bệnh VKDT hay không.
– Yếu tố môi trường: VKDT có thể được khởi phát ở người có gen bệnh bị một bệnh nhiễm trùng nào đó. Cần phải nhớ điều này, tuy nhiên, VKDT không phải là bệnh truyền nhiễm.

4. Tại sao việc chẩn đoán sớm viêm khớp dạng thấp lại quan trọng?
– VKDT có thể nặng lên và phá hủy nghiêm trọng các khớp theo thời gian, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị sớm VKDT rất quan trọng.
Các biểu hiện có thể bao gồm:
– Gân đã bị tổn thương hoặc bị yếu đi có thể bị rách ra từng mảnh
– Sưng có thể gây phá hủy nặng hoặc gây tổn thương nghiêm trọng dây chằng, sụn khớp và xương.
– Xương bị ăn mòn gây dị dạng khớp.

5. Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Có một số xét nghiệm và vài công cụ giúp bác sĩ chẩn đoán VKDT. Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử và thăm khám các khớp có vấn đề. Tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để xác định chẩn đoán gồm:
– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm yếu tố thấp tìm kiếm kháng thể có tên là RF. Khoảng 80% người bị VKDT có loại kháng thể này, mặc dù khi có yếu tố này có thể bạn không bị VKDT.
Một xét nghiệm khác đo lường tốc độ lắng máu. Người bị VKDT có xu hướng có bất thường chỉ số này.
– Xquang: được dùng để xác định tổn thương khớp do VKDT gây ra. Thêm vào đó, chụp Xquang còn giúp theo dõi tiến triển của bệnh.
Khi nói đến điều trị VKDT, chẩn đoán và điều trị sớm là điều cực kỳ quan trọng bởi vì điều này sẽ giúp tiến triển của bệnh chậm lại và giúp ngăn ngừa sự tổn thương các khớp. Vì vậy, nếu bạn nghĩ mình có thể chịu đựng được các triệu chứng của VKDT thì cũng nên nói với bác sĩ về các triệu chứng của mình.

6. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng cách nào?
– Điều trị VKDT nên được kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và các phương pháp khác. Khi biết VKDT là một bệnh tiến triển, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các lựa chon điều trị tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Điều này rất quan trọng để bắt đầu điều trị sớm ngay khi được chẩn đoán xác định.
VKDT là bệnh không thể chữa lành nhưng điều trị bằng thuốc có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng.
Kế hoạch kiểm soát bệnh VKDT có thể bao gồm các phương pháp sau:
– Corticoid: Là một loại thuốc chống viêm steroid được sử dụng trong thời gian ngắn giúp chống viêm trong bệnh VKDT.
Thuốc này sử dụng ở dạng viên hoặc dạng tiêm để tiêm vào cơ hoặc tiêm trực tiếp vào khớp đang viêm.
– Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): là loại thuốc cơ bản giúp giảm đau hoặc giảm viêm các khớp.
Cách sử dụng thuốc: dạng viên uống hoặc dạng gel bôi
– Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) được chỉ định để giúp giảm sự hoạt động quá mức của hệ miễn dịch trong cơ thể hoặc của các quá trình viêm trong bệnh VKDT như sung đau các khớp. Dòng thuốc chống thấp khớp có thể được phân loại như sau:
+ Các thuốc chống thấp khớp kinh điển: như Methotrexate thường được kê đơn vào thời điểm chẩn đoán bệnh. Dạng sử dụng: dạng viên hoặc dạng tiêm.
+ Các thuốc chống thấp khớp sinh học: Đây là các protein được sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp. Chúng là thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng ngăn chặn hoạt động của các tế bào hoặc các chất gây viêm và gây ra triệu chứng VKDT. Các loại thuốc chống thấp khớp sinh học bao gồm các thuốc ức chế yếu tố hoại tử u (TNFis) và không ức chế yếu tố hoại tử u (non-TNFis). Dạng dùng: Dạng tiêm hoặc dạng truyền.
– Phục hồi chức năng: sử dụng các phương thức vật lý trị liệu và các bài tập giúp hỗ trợ chống viêm, giảm đau, ngăn ngừa biến dạng khớp cải thiện chức năng vận động sinh hoạt. Mỗi giai đoạn sẽ có những phương thức điều trị phù hợp nhằm bảo vệ khớp cả về mặt hình thể lẫn duy trì chức năng tối đa cho khớp tổn thương.
– Phẫu thuật: Là lựa chọn cuối cùng dành cho những khớp bị phá hoại nặng gây hạn chế nghiêm trọng chức năng vận động của khớp.

7. Có cách nào giúp phòng bệnh không?
– Tập luyện thể dục đều đặn
– Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nhiễm trùng, các tình trạng rối loạn miễn dịch
– Nghỉ ngơi thư giãn, tránh những căng thẳng trong cuộc sống, sinh hoạt điều độ.
– Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, tăng cường rau củ quả, uống nhiều nước.
– Tránh các thói quen có hại như rượu bia thuốc lá.

8. Cần theo dõi những gì khi bị bệnh?
– Theo dõi sinh hiệu
– Theo dõi tình trạng viêm các khớp
– Theo dõi các biểu hiện giảm/mất chức năng khớp
– Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc
– Tái khám định kỳ 2 tuần/lần trong tháng đầu, 1 tháng/lần trong 3 tháng tiếp theo và 3 tháng/lần cho những tháng tiếp theo khi bệnh đã ổn định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...