Nuôi con bằng sữa mẹ

1. Mẹ có biết những lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ mang lại?
1.1. Đối với trẻ
– Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu, thúc đẩy sự phát triển cơ thể trẻ.
– Dễ tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.
– Cung cấp đầy đủ nước cho trẻ trong 6 tháng đầu.
– Đảm bảo dinh dưỡng nhất là trong trường hợp khẩn cấp.
– Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp.

1.2. Đối với bà mẹ
– Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp xổ rau và tránh mất máu cho mẹ.
– Trẻ bú mẹ kích thích co hồi tử cung tốt.
– Cho trẻ bú ngay và thường xuyên kích thích tăng cường sản xuất sữa.
– Cho trẻ bú ngay và thường xuyên giúp phòng cương tức sữa cho mẹ.
– Trẻ bú mẹ có lợi ích kinh tế cao, giúp tiết kiệm chi phí.
– Giúp tăng cường tình cảm mẹ con.
– Tốt cho sức khỏe của mẹ (giảm thiếu máu, phòng ung thư vú, cổ tử cung).
– Chậm có kinh trở lại, chậm có thai lại.

1.3. Lợi ích với xã hội
– Giảm nguy cơ bệnh tật:
Trẻ không bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tăng nguy cơ tử vong 14 lần, trẻ 12- 24 tháng tuổi không bú sữa mẹ tăng nguy cơ tử vong 2 lần so với trẻ bú sữa mẹ.
– Bú sữa mẹ giảm tỉ lệ đái tháo đường tip 2, giảm tỉ lệ thừa cân béo phì 13% và giảm 19% tỉ lệ mắc ung thư máu ở trẻ em.
– Trẻ bú sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn trẻ không bú sữa mẹ.
– Trẻ bú sữa mẹ giảm nguy cơ răng mọc lệch 66%.
– Giảm các chi phí y tế.

Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2. Những dấu hiệu nào giúp mẹ nhận biết được phản xạ tiết sữa?
– Mẹ có cảm giác như bị ép hoặc kiến bò trong vú ngay trước hoặc trong khi cho con bú.
– Sữa chảy ra khi bà mẹ nghĩ đến con hoặc nghe tiếng con khóc.
– Sữa chảy ra ở vú còn lại khi trẻ đang bú.
– Sữa chảy ra thành tia khi trẻ nhã vú giữa bữa bú.
– Mẹ có cảm giác go tử cung, đôi khi người nóng bừng khi cho con bú ở tuần đầu.
– Trẻ bú chậm, sâu và nuốt chứng tỏ sữa đang chảy vào miệng trẻ

3. Những yếu tố nào làm ức chế tiết sữa của mẹ?
– Ức chế tiết sữa: Trong sữa mẹ có một yếu tố được gọi là chất ức chế tạo sữa (FIL). Khi một lượng sữa lớn đọng trong vú, chất ức chế sẽ tiết ra dẫn đến việc ngừng tạo sữa.
– Để tạo nhiều sữa cần phải làm cho vú luôn rỗng bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt sữa ra sau khi trẻ bú đủ.
– Cho trẻ bú càng nhiều hay vắt sữa càng nhiều, thì lượng sữa tạo ra càng nhiều, bất kể kích thước bầu vú.
– Nên làm rỗng vú ít nhất là mỗi 6 giờ.

4. Kỹ thuật giữ bầu vú khi cho trẻ bú
– Bước 1: Mẹ đặt 4 ngón tay vào thành ngực ở dưới vú.
– Bước 2: Dùng ngón trỏ nâng vú.
– Bước 3: Dùng ngón cái để ở trên.
– Lưu ý: Các ngón tay của bà mẹ không nên để quá gần núm vú.
Dạ dày trẻ rất nhỏ, nhu cầu số lượng ít, sữa mẹ ít nhưng độ đậm đặc cao là phù hợp. Thiếu sữa do suy nghĩ từ bà mẹ, người chăm nuôi chứ không phải biểu hiện từ trẻ.

* Những tư thế giúp mẹ cho trẻ bú đúng cách?
– Ôm trẻ để bụng trẻ áp sát vào người mẹ.
– Nâng đỡ toàn bộ cơ thể trẻ.
– Đảm bảo tai-vai-hông trẻ nằm trên một đường thẳng song song với đường giữa cơ thể.
– Mặt trẻ hướng về bầu vú, mũi đối diện với núm vú.

5. Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ đã bú đúng cách?
– Mặt trẻ hướng về bầu vú.
– Mũi trẻ ngang với núm vú.
– Mặt trẻ hơi ngửa.
– Cằm trẻ chạm vào bầu vú.
– Miệng trẻ mở rộng, má phồng.
– Đưa trẻ tới ngậm sâu vào vú mẹ, với môi dưới của trẻ ở phía dưới núm vú.
– Vùng quầng vú phía trên nhìn thấy nhiều hơn phần bên dưới miệng trẻ.

6. Những hậu quả khi trẻ ngậm bắt vú sai?
Cho dùng bình bú với núm vú giả kết hợp có thể dẫn đến ngậm bắt vú sai, ngậm bắt vú sai gây ra:
– Đau hay tổn thương núm vú (có thể nứt cổ gà).
– Cương tức vú, tắc tia sữa, áp xe vú.
– Vú sẽ tạo ít sữa đi.
– Trẻ đòi bú liên tục, khóc nhiều và mỗi lần bú kéo dài hoặc từ chối bú mẹ.
– Trẻ tăng cân kém.
– Nứt núm vú, viêm vú và áp xe.
7. Mẹ có biết nhiệt độ bảo quản sữa an toàn?

– Nhiệt độ từ 19 đến 26°C: 4 tiếng (lý tưởng). Tối đa tới 6-8 tiếng (có thể chấp nhận).
– Nhiệt độ tủ lạnh < 4°C: 3 ngày (lý tưởng). Tối đa tới 8 ngày (có thể chấp nhận).
– Nhiệt độ tủ đông -18 đến -20°C: 6 tháng (lý tưởng). Tối đa tới 12 tháng (có thể chấp nhận).

8. Mẹ nên làm gì khi lượng sữa ít?
– Thực hiện da kề da.
– Học cách cho trẻ bú ở tư thế bú đúng.
– Cho trẻ bú càng nhiều càng tốt.
– Làm rỗng vú thường xuyên bằng cách cho trẻ bú trực tiếp hay vắt sữa mỗi 2-3 h, 10-15 phút mỗi lần vắt.
– Hạn chế cho trẻ dùng ti giả.
– Mẹ giữ tinh thần thoải mái, thư giãn.
– Mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Đảm bảo trẻ thích bú: cho trẻ bú sớm sau sinh.

9. Mẹ nên ăn uống gì khi cho con bú?
– Ăn thêm khoảng 1 chén cơm và thức ăn so với lúc mang thai tương đương 500 Kcal.
– Không ăn mặn, ăn khô.
– Ăn đầy đủ các nhóm chất: thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, củ quả các loại, uống đủ nước (2,5-3 lít/ngày).
– Chế độ ăn bổ sung vitamin cho trẻ.
– Mẹ cho con bú giảm 0.5–1.0 kg mỗi tháng trong vòng 4–6 tháng đầu.

10. Mẹ nên làm gì khi trẻ khóc nhiều?
– Đánh giá một bữa bú để kiểm tra tư thế, cách ngậm bắt vú và độ dài bữa bú.
– Đánh giá tình trạng và sức khỏe của trẻ xem trẻ có bị bệnh, bị đau.
– Hướng dẫn bà mẹ bồng bé khi trẻ khóc:
+ Bế trẻ sát vào lòng.
+ Xoa lưng nhẹ nhàng.
+ Khi trẻ khóc cần được vỗ về.

Khoa Phụ Sản là chuyên khoa trọng yếu trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho chị em phụ nữ và sản phụ tại Đà Nẵng cũng như khu vực miền Trung. Đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa tại FAMILY có trình độ chuyên môn cao, tận tâm giàu kinh nghiệm. Thường xuyên cập nhật và ứng dụng các kỹ thuật y tế tiến tiến nhất cùng với sự hỗ trợ của hệ thống phòng bệnh tiện nghi và chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho mẹ và bé sẽ tạo nên sự thoải mái, thư giãn tối đa sau sinh để mẹ có thể nhanh chóng hồi phục, tận hưởng trọn vẹn những phút giây hạnh phúc bên con yêu.
Tại Khoa Phụ Sản Family Hành trình của Bố, Mẹ và Em bé sẽ là hành trình tuyệt vời nhất!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...