1. Định nghĩa?
Suy tim là tình trạng tim suy giảm chức năng, không thể bơm máu để cung cấp đủ máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể cũng như hút máu từ các cơ quan trở về tim. Suy tim là con đường chung cuối cùng của các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, hẹp hở van tim…
2. Nguyên nhân suy tim?
Suy tim xảy ra khi trái tim của bạn bị tổn thương, trở nên to hơn, yếu đi, không thể bơm máu như bình thường. Điều này làm có nước ứ lại trong cơ thể bạn đôi khi cả ở trong phổi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới suy tim bao gồm:
– Nhồi máu cơ tim
– Tăng huyết áp
– Rối loạn lipid máu
– Lạm dụng rượu
– Đái tháo đường
– Nhiễm virus
– Một số trường hợp có bệnh tim bẩm sinh
– Do thuốc.
3. Triệu chứng suy tim cấp?
Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng suy tim là không rõ ràng và rất khó nhận ra. Khi người bệnh tiến triển đến những giai đoạn nặng hơn của suy tim thì các triệu chứng xuất hiện thường xuyên hơn với mức độ nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là khi tập thể dục, làm việc tay chân, các công việc yêu cầu thể lực.
– Khó thở: đây là biểu hiện thường gặp nhất, lúc đầu chỉ xuất hiện khi gắng sức, về sau khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Khi suy tim nặng dần sẽ có những cơn khó thở kịch phát về đêm, người bệnh phải ngồi dậy để thở.
– Ho: Thường xảy ra vào ban đêm, đặc biệt khi nằm do máu ứ tại phổi gây tăng áp phổi và tạo phản xạ ho. Đôi khi người bệnh ho khạc ra chất nhầy có lẫn máu có màu trắng hoặc bọt hồng do tràn dịch màng phổi. Lúc này, người bệnh cần chú ý bởi rất dễ gặp phải cơn hen tim, phù phổi cấp và cần phải cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
– Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi toàn thân khi hoạt động bình thường hoặc khi tập thể dục hay ngay cả khi nghỉ ngơi. Do tim không bơm đủ máu giàu oxy đến các cơ quan quan trọng như não và cơ bắp.
– Ho: thường xảy ra ở người bệnh suy tim trái do viêm cơ tim, bệnh mạch vành…
– Chóng mặt, lú lẫn: Khó tập trung, có thể ngất xỉu đột ngột do tim không bơm đủ máu giàu oxy lên não.
– Nhịp tim nhanh: gây trống ngực, hồi hộp, có thể phát triển những rối loạn nhịp nguy hiểm.
– Tăng cân đột ngột: do ứ trệ dịch trong cơ thể khiến người bệnh tăng cân bất thường.
– Tiểu đêm thường xuyên
– Phù nề: sưng ở vùng bụng, bàn chân, mắt cá chân…
– Tiêu hóa kém: khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, cơ thể suy dinh dưỡng.
4. Bệnh suy tim cấp có nguy hiểm không?
Dù là suy tim cấp 1, 2, 3 hay bệnh suy tim ở giai đoạn cuối thì bệnh nhân đều phải đối mặt với việc gặp phải các biến chứng không mong muốn. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy tim, các bệnh lý kèm theo trong quá trình điều trị. Cấp độ suy tim càng cao, rủi ro càng nhiều.
Suy tim không chỉ khiến người bệnh phải nhập viện vì những triệu chứng như khó thở, phù, mệt mỏi mà còn đe dọa tính mạng bởi các biến chứng suy tim:
– Phù phổi cấp, tràn dịch màng phổi: Suy tim gây ứ một lượng dịch lớn ở phổi gây ho khan, khó thở, phù phổi cấp.
– Đột tử do rối loạn nhịp tim: Nhịp tim quá nhanh, rung thất, nhịp nhanh thất gây đột tử cao.
– Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Các cục máu đông gây tắc động mạch vành, động mạch não.
– Nguy cơ hỏng van tim: Tim làm việc gắng sức trong thời gian dài có thể khiến các dây chằng xung quanh tim bị giãn, đứt, hỏng van tim.
– Cơ thể bị thiếu máu: Chức năng thận bị suy giảm, cơ thể không sản xuất đủ hormone tạo hồng cầu gây thiếu máu.
– Tổn thương gan, thận: Suy tim khiến thận không được cung cấp đủ máu nên các chức năng lọc, đào thải độc tố, muối, nước ra khỏi cơ thể bị suy giảm. Ngoài ra, tim giảm khả năng vận chuyển máu khiến gan phải tăng kích thước để chứa máu, lâu ngày dễ dẫn đến xơ gan, suy gan.
– Rối loạn nhịp tim: Tim đập nhanh chậm bất thường gây rung nhĩ, rung thất, nhịp tim nhanh thất…
5. Làm thế nào để kiểm soát suy tim cấp?
– Ngưng hút thuốc lá. Thiệt hại mạch máu, làm giảm lượng oxy trong máu và làm cho tim đập nhanh hơn. Nếu hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ giới thiệu chương trình giúp bỏ thuốc lá. Không thể xem xét cho việc cấy ghép trái tim nếu tiếp tục hút thuốc.
– Tự cân hàng ngày. Làm điều này mỗi buổi sáng sau khi đã đi tiểu, nhưng trước khi ăn sáng. Thông báo cho bác sĩ nếu đạt trọng lượng 1,4 kg hoặc nhiều hơn trong một ngày. Nó có thể có nghĩa rằng đang giữ dịch và cần một sự thay đổi trong kế hoạch điều trị. Ghi lại trọng lượng mỗi buổi sáng và mang đến bác sĩ.
– Hạn chế muối. Natri là một thành phần của muối. Quá nhiều natri góp phần giữ nước, làm cho trái tim làm việc chăm chỉ hơn và gây khó thở và phù chân, mắt cá chân và bàn chân. Đối với những người bị suy tim, lượng natri khuyến cáo hàng ngày của chế độ ăn uống là không quá 2.000 mg mỗi ngày. Hãy nhớ rằng hầu hết muối này đã được thêm vào thức ăn chế biến, và phải cẩn thận khi sử dụng sản phẩm thay thế muối.
– Duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Nếu đang thừa cân, chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp làm việc để có trọng lượng lý tưởng.
– Hạn chế chất béo và cholesterol. Ngoài để tránh natri cao, hạn chế thực phẩm chất béo bão hoà, chất béo trans và cholesterol trong chế độ ăn. Một chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterol là một yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành, thường là nguyên nhân hoặc góp phần vào suy tim.
– Hạn chế uống rượu và dịch. Bác sĩ có thể khuyên không uống rượu nếu có suy tim, vì nó có thể tương tác với thuốc, làm suy yếu cơ tim và làm tăng nguy cơ nhịp tim bất thường. Nếu có suy tim nặng, bác sĩ cũng có thể đề nghị giới hạn số lượng chất nước uống.
– Tập thể dục. Tập thể dục giúp giữ cho phần còn lại của cơ thể khỏe mạnh và có điều kiện làm giảm nhu cầu về cơ tim. Trước khi bắt đầu thực hiện, nói chuyện với bác sĩ về chương trình tập luyện thích hợp. Bác sĩ có thể đề xuất một chương trình đi bộ.
– Giảm căng thẳng. Khi lo lắng hay buồn rầu, tim đập nhanh hơn và thở nhiều hơn. Điều này có thể làm suy tim nặng hơn, vì tim đã gặp phải vấn đề đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tìm cách để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Để cho tim được nghỉ ngơi, hãy thử ngủ trưa hoặc đưa chân lên cao khi có thể.
– Ngủ dễ dàng. Nếu gặp khó thở, đặc biệt là vào ban đêm, ngủ với đầu ở một góc 45 độ bằng cách sử dụng một chiếc gối. Nếu ngáy hoặc có vấn đề giấc ngủ khác, chắc chắn thử nghiệm cho ngưng thở khi ngủ.
– Để cải thiện giấc ngủ vào ban đêm, tránh những bữa ăn lớn ngay trước khi đi ngủ. Ngoài ra, thảo luận với bác sĩ thay đổi thời gian uống thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu. Dùng thuốc lợi tiểu trước đó trong ngày có thể giữ cho khỏi phải đi tiểu thường xuyên vào ban đêm
6. Chế độ sinh hoạt cho người bị suy tim cấp?
– Không dùng quá nhiều nước: Nắm rõ lượng nước mà bạn dùng hàng ngày
– Không ăn quá nhiều muối. Đừng quên lượng muối ẩn trong thức ăn hàng ngày như bánh mỳ
– Kiêng rượu bia, các chất kích thích, bỏ thuốc lá
– Tập luyện thể dục: một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… được khuyến khích đối với người bị suy tim.
– Không làm việc hoặc hoạt động gắng sức.
– Đối với người bệnh suy tim có hút thuốc, uống rượu bia nên bỏ hoàn toàn thói quen đó.
– Tránh căng thẳng, duy trì một trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái.
– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều mỡ hoặc chất béo.
– Rượu bia có thể làm tổn thương cơ tim.
– Theo dõi cân nặng hàng ngày
– Hoạt động thể chất thường xuyên
– Sử dụng những thực phẩm tươi, tốt cho sức khỏe
– Duy trì cân nặng, nếu người bệnh bị thừa cân, béo phì cần giảm cân.
– Khám bệnh định kỳ, sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ