Tiêu chảy cấp ở trẻ em

1. Tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì?
Tiêu chảy cấp là tình trạng tăng đột ngột lượng dịch trong phân, biểu hiện bằng tiêu phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong vòng 24 giờ và xảy ra dưới 14 ngày.

Triệu chứng chính của tiêu chảy cấp là trẻ đi cầu phân lỏng, toé nước nhiều lần trong ngày

2. Những biểu hiện của tiêu chảy cấp là gì?
– Triệu chứng chính:
+ Đi cầu phân lỏng hoặc toé nước >=3 lần trong 24 giờ và < 14 ngày, có thể có mùi chua, lẫn chất nhầy,… đối với trẻ lớn.
+ Đối với trẻ nhũ nhi (từ 1-12 tháng) có số lần đi ngoài nhiều gấp 2 lần bình thường.
– Các triệu chứng khác có thể có:
+ Sốt.
+ Nôn.
+ Đau bụng.
+ Mệt mỏi.
+ Biếng ăn.
+ Hội chứng mất nước: Khát nước, mắt trũng, quấy khóc, thóp lõm, khóc không có nước mắt,…

3. Nếu tiêu chảy cấp không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nguy hiểm gì cho trẻ?
– Mất nước.
– Rối loạn điện giải: Co giật, li bì, hôn mê, bụng chướng, liệt ruột, giảm trương lực cơ.
– Rối loạn kiềm toan: Thở nhanh, sâu.
– Hạ đường huyết: Vã mồ hôi, da nhợt, nhịp tim nhanh, run giật chi, rối loạn tri giác.
– Suy thận cấp: Tiểu ít, phù, huyết áp tăng, lừ đừ.

4. Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng tiêu chảy cấp?
– Siêu vi (nguyên nhân phổ biến): Rotavirus, Astrovirus, Adenovirus, Norovirus, Parvovirus.
– Một số loại vi khuẩn: E.coli, Baciliuus cereus, Brucella abortus, Listeria monocytogenes, Campylobacter jejuni, Clostridium botulium, Samonella spp, Shigella spp, Staphylococcus aureus, Vibrio cholerae,…
– Ký sinh trùng: Crytosporidium, Entamoeba histolytica, Giardia lamblia, Toxoplasma gondii.
– Các nguyên nhân khác: Dị ứng thức ăn, tiêu chảy do thuốc, rối loạn quá trình tiêu hoá – hấp thụ, các bệnh lí ngoại khoa hoặc các nhiễm trùng ngoài ruột.

5. Trẻ sẽ được điều trị tiêu chảy cấp như thế nào?
– Bù nước và điện giải: Oresol hoặc dịch truyền.
– Giảm thời gian, mức độ của tiêu chảy và các đợt tiêu chảy trong tương lai bằng việc bổ sung kẽm.
– Điều trị kháng sinh: Nếu phân có máu, nghi ngờ tả hoặc có các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng ngoài ruột khác.
– Có thể sử dụng một số loại probiotic trong những ngày đầu của tiêu chảy.

6. Chế độ ăn hợp lý cho trẻ bị tiêu chảy cấp là gì?
– Cho trẻ uống thêm dịch, bác sỹ sẽ hướng dẫn cách pha oresol đúng.
– Cho trẻ ăn khi tiêu chảy và sau khi hết tiêu chảy:
+ Đối với trẻ bú mẹ thì cần tiếp tục cho bú.
+ Đối với trẻ đang được nuôi bằng sữa công thức, không khuyến cáo dùng công thức pha loãng và không cần thiết phải dùng sữa công thức đặc biệt.
+ Tránh các thực phẩm giàu đường đơn (đồ uống có gas, nước trái cây) vì tính thẩm thấu cao có thể làm nặng thêm bệnh tiêu chảy.
+ Tránh cách thực phẩm nhiều mỡ: Chất béo sẽ làm giảm nhu động ruột.
– Cho trẻ uống bổ sung kẽm đủ liều.

7. Làm thế nào để phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ?

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

– Nuôi con bằng sữa mẹ.
– Rửa tay thường quy.
– Sử dụng nhà vệ sinh và xử lý phân an toàn.
– Sử dụng thực phẩm an toàn.
– Phòng bệnh bằng vaccine.

8. Những biểu hiện cần đưa trẻ đi khám ngay?
– Đi tiêu rất nhiều lần phân lỏng.
– Ói tất cả mọi thứ sau ăn.
– Trở nên rất khát nước.
– Ăn uống kém hoặc bỏ bú.
– Trẻ không đỡ sau 2 ngày điều trị.
– Sốt cao.
– Co giật.
– Có máu trong phân.
– Thóp lõm.
– Da nhăn nheo.
– Khóc không có nước mắt.
– Tay chân lạnh, người nhợt nhạt.
– Trẻ có bệnh lý khác kèm theo hoặc loét miệng.

Khoa Nhi – Bệnh viện ĐK Gia Đình thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh đến lứa tuổi thiếu niên. Đội ngũ y bác sỹ tận tâm, giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tâm lý và những nỗi sợ của các bé. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, phòng bệnh tiện nghi, thoáng mát cùng không gian thân thiện, gần gũi, giúp các bé cảm thấy thoải mái, quên đi nỗi sợ và vững tâm lý khi điều trị tại đây. Family sẽ là gia đình và là người bạn thân của bé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...