Tư vấn và cung cấp thông tin về viêm âm đạo – cổ tử cung do các tác nhân lây qua đường tình dục

1. Những tác nhân phổ biến gây viêm âm đạo – cổ tử cung lây qua đường tình dục
– Lậu cầu.
– Vi khuẩn gram âm Chlamydia trachomatis.
– Sùi mào gà sinh dục.

2. Lậu cầu – Những điều bạn cần biết
2.1. Lậu cầu là gì?
– Lậu cầu (Neisseria gonorhoeae) là một song cầu Gram âm sống trong tế bào.
– Lậu cầu gây nhiễm khuẩn sinh dục – tiết niệu, hậu môn, họng.
– Là tác nhân gây viêm cổ tử cung thường gặp nhất.
– Bệnh thường lây trực tiếp khi tiếp xúc qua quan hệ tình dục.
– 10 – 20% viêm cổ tử cung sẽ tiến triển đến viêm vùng chậu.

2.2. Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân nhiễm lậu cầu là gì?
– Triệu chứng ở nữ giới:
+ Hầu như không có triệu chứng nào cụ thể nên thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa thông thường.
+ Các triệu chứng ở giai đoạn muộn như: tiểu đau buốt, có dịch mủ màu xanh, vàng chảy ra từ niệu đạo, cổ tử cung có mùi hôi,… Nhiễm trùng tuyến Bartholin gây sưng đau tuyến.
– Triệu chứng ở nam giới: Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu mủ,… Triệu chứng điển hình là triệu chứng giọt mủ buổi sáng ở đầu niệu đạo.

2.3. Những biến chứng có thể xảy ra khi nhiễm lậu cầu?
– Ở nữ:
+ Áp-xe.
+ Nhiễm trùng tái phát tuyến Bartholin và tuyến Skene (tuyến tiền liệt nữ).
+ Viêm vùng chậu, nguy cơ gây thai ngoài tử cung, hiếm muộn – vô sinh do viêm gây dính vùng chậu, tổn thương và ứ dịch vòi tử cung.
– Ở nam:
+ Viêm mào tinh hoàn thường xảy ra ở một bên, có biểu hiện sưng nóng, đỏ đau kèm theo sốt.
+ Nếu viêm mào tinh hoàn cả hai bên có thể gây vô sinh.
+ Viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và ống dẫn tinh.

3.4. Chẩn đoán bệnh nhân nhiễm lậu cầu bằng cách nào?
– Nhuộm soi dịch lấy từ kênh cổ tử cung: tìm thấy song cầu Gram âm hình hạt cà phê.
– Cấy dịch lấy từ kênh cổ tử cung.
– Nếu xét nghiệm lậu cầu (+) bệnh nhân nên thực hiện thêm xét nghiệm: HIV, giang mai, HbsAg.

3.5. Điều trị lậu cầu như thế nào?
– Người nhiễm sẽ được điều trị cả lậu cầu và Chlamydia vì khi bị nhiễm loại này sẽ có nguy cơ cao nhiễm loại kia.
– Điều trị cho cả người nhiễm và bạn tình.
– Ceftriaxon và Azithromycin là thuốc được sử dụng, liều lượng tuỳ thuộc vào sức khoẻ, tình trạng của người nhiễm.
– Điều trị 1 liều duy nhất theo phác đồ.

3.6. Bệnh nhân nhiễm lậu cầu cần biết gì trong khi điều trị?
– Để giảm lan truyền bệnh, người đang điều trị nhiễm lậu cầu không quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày sau điều trị và đến khi hết các triệu chứng.
– Không quan hệ tình dục cho đến khi bạn tình điều trị xong.

3.7. Khi nào bệnh nhân nhiễm lậu cầu cần tái khám?

– Tái khám ngay khi có dấu hiệu bất thường: tiểu rắt, tiểu buốt, lỗ niệu đạo có mủ.
– Bệnh nhân lậu nên xét nghiệm kiểm tra lại sau 3 tháng. Nếu kết quả âm tính nên kiểm tra lại sau 12 tháng kết hợp với khám phụ khoa định kỳ.

3.8. Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm lậu cầu?
– Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
– Sử dụng bao cao su giúp phòng tránh bệnh lậu cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
– Không nên tiếp xúc với vết thương hở của bệnh nhân nhiễm lậu cầu.
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục sau khi quan hệ tình dục.
– Không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân với bệnh nhân nhiễm lậu cầu.

2. Chlamydia Trachomatis – Những điều bạn cần biết
2.1. Chlamydia trachomatis là gì?

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis

– Chlamydia trachomatis là vi khuẩn gram âm sống bắt buộc trong tế bào, thường tác động lên các tế bào biểu mô trụ tuyến.
– Chlamydia trachomatis lây nhiễm theo 2 cách:
+ Từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục.
+ Từ mẹ sang con.

2.2. Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân nhiễm Chlamydia trachomatis là gì?
Nhiễm Chlamydia trachomatis thường không triệu chứng hoặc triệu chứng biểu hiện mơ hồ, một số triệu chứng thường gặp như:
– Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, có thể tiểu rắt.
– Tiết dịch (có màu vàng nhạt hoặc trắng) hoặc ra máu âm đạo bất thường.
– Cổ tử cung nhầy mủ với lộ tuyến dễ chảy máu.

2.3. Chlamydia trachomatis gây ra những biến chứng gì?
– Viêm vòi trứng, tổn thương chức năng vòi trứng.
– Gây viêm nội mạc tử cung, dính buồng tử cung.
– Có thể dẫn đến viêm tiểu khung, viêm phúc mạc chậu hông, đau vùng chậu mạn tính ở phụ nữ.
– Ở phụ nữ có thai: Nếu mẹ nhiễm Chlamydia trachomatis không được điều trị có thể dẫn đến sinh non, trẻ sinh ra có thể mắc Chlamydia trachomatis ở mắt và đường hô hấp.
– Chlamydia trachomatis là nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm phổi và viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.

2.4. Chẩn đoán bệnh nhân nhiễm Chlamydia trachomatis bằng cách nào?
– Thực hiện cấy dịch lấy từ kênh cổ tử cung.
– Thực hiện kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang.

2.5. Bệnh nhân nhiễm Chlamydia trachomatis được điều trị như thế nào?
Điều trị Chlamydia trachomatis bao gồm điều trị người bị nhiễm và điều trị bạn tình.
– Điều trị bằng các loại kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ tuỳ thuộc vào trình trạng bệnh lý và sức khoẻ của người nhiễm.
– Điều trị 1 liều duy nhất hoặc kéo dài 7 ngày tuỳ theo phác đồ.

2.6. Bệnh nhân nhiễm Chlamydia trachomatis cần biết gì khi điều trị?
– Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
– Không nên quan hệ tình dục trong ít nhất 7 ngày kể từ thời điểm bắt đầu điều trị và cho đến khi hết các triệu chứng của bệnh.
– Không quan hệ tình dục cho tới khi bạn tình điều trị xong để giảm nguy cơ tái nhiễm.
– Tái khám sau 2 tuần điều trị.
– Khám phụ khoa định kỳ.

2.7. Bệnh nhân nhiễm Chlamydia trachomatis cần tái khám khi nào?
– Tiết dịch âm đạo bất thường (đổi màu, gây ngứa, hay có mùi).
– Tiểu đau hay cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
– Đau vùng bụng dưới.

2.7. Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm Chlamydia trachomatis?
– Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
– Sử dụng bao cao su giúp phòng tránh bệnh lậu cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
– Tầm soát thường quy nhiễm Chlamydia trachomatis mỗi năm với:
+ Phụ nữ dưới 25 tuổi đã có quan hệ tình dục.
+ Với phụ nữ trên 25 tuổi nếu có các yếu tố nguy cơ (nhiều bạn tình hay có bạn tình mới,…)

3. Sùi mào gà sinh dục – Những điều bạn cần biết
3.1. Sùi mào gà sinh dục là gì?
– Sùi mào gà sinh dục (mụn cóc sinh dục) là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do Human Papilloma Virus (HPV) type 6 và 11 gây ra, thời gian ủ bệnh từ 6 – 18 tuần.
– Bệnh gây ra nhiều tổn thương ở niêm mạc và da.

3.2. Triệu chứng thường gặp của bệnh là gì?
– Giai đoạn đầu: xuất hiện những nhú nhỏ kích thước khoảng 1-3 mm ở âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn, quanh hậu môn, cổ tử cung; trùng màu da hoặc màu xám; khó nhìn thấy bằng mắt thường; khi sờ tay vào có cảm giác ráp.
– Giai đoạn nặng: các nhú nhỏ mọc thành từng đám như mụn cóc, phát triển dày đặc và nằm sát nhau thành khối lớn, có thể lên đến vài centimet có hình như mào gà hoặc bông súp lơ, khi chạm vào có thể chảy mủ.
– Tổn thương không đau, không gây triệu chứng gì đặc biệt nhưng phát triển rất nhanh.

3.3. Mụn cóc sinh dục gây ra những biến chứng gì?
– Tổn thương không gây đau rát nhưng khi chúng lớn lên, chảy mủ sẽ gây viêm nhiễm, sưng tấy và ngứa ngáy.
– Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà sẽ lây truyền từ mẹ sang con, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và có nguy cơ sẩy thai cao. Khi trẻ sinh ra có nguy cơ bị u nhú dây thanh quản và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
– Ung thư cổ tử cung là một trong những biến chứng nặng của bệnh sùi mào gà ở nữ.
– Mắc các bệnh phụ khoa khác các tổn thương mà bệnh sùi mào gà gây ra sẽ khiến vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gia tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa khác.

3.4. Sùi mào gà sinh dục được điều trị như thế nào?
– Bệnh được điều trị bởi Bác sỹ chuyên khoa da liễu.
– Sử dụng thuốc bôi tại chỗ như Podophyllin 0,5% hay Imiquimod 5%
– Vết sùi có thể được cắt bỏ bằng lazer hoặc phẫu thuật.
– Thời gian điều trị thường kéo dài vài tuần tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý (tổn thương lớn hay nhỏ), tình hình sức khỏe và sự tuân thủ của người bệnh.

3.5. Khi nào bệnh nhân sùi mào gà sinh dục cần tái khám?
– Nổi nốt sẩn âm hộ càng ngày càng nhiều, cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
– Đau rát khi quan hệ tình dục, có thể ra máu âm đạo bất thường.

3.6. Phòng ngừa sùi mào gà sinh dục bằng cách nào?

Tiêm phòng vaccine HPV mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của phụ nữ

– Vệ sinh sạch sẽ vùng tổn thương, luôn giữ cho vùng kín khô thoáng.
– Tránh quan hệ tình dục khi đang nhiễm bệnh.
– Nên tiêm phòng vaccine HPV Gardasil khi ở độ tuổi 9-26.
– Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
– Không sinh hoạt, dùng chung các vật dụng cá nhân với người nhiễm sùi mào gà.

Đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa tại FAMILY có trình độ chuyên môn cao, tận tâm giàu kinh nghiệm. Thường xuyên cập nhật và ứng dụng các kỹ thuật y tế tiến tiến nhất trong điều trị bệnh lý phụ khoa cùng với sự hỗ trợ của hệ thống phòng bệnh tiện nghi và chế độ chăm sóc đặc biệt giúp chăm sóc phục hồi sức khỏe toàn diện cho chị em phụ nữ và sản phụ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...