1. Lộ tuyến cổ tử cung là gì?
– Lộ tuyến cổ tử cung là tổn thương lành tính, do hiện tượng biểu mô trụ (còn gọi là biểu mô tuyến) nằm ở trong kênh cổ tử cung phát triển ra mặt ngoài cổ tử cung.
2. Triệu chứng gì thường gặp ở lộ tuyến cổ tử cung?
– Đa số phụ nữ bị lộ tuyến cổ tử cung không có dấu hiệu hay triệu chứng gì bất thường.
– Một số phụ nữ sẽ có biểu hiện tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường.
– Có thể thấy ra máu âm đạo sau giao hợp.
3. Lộ tuyến cổ tử cung gây ra những biến chứng gì?
– Tình trạng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
– Dưới ảnh hưởng của môi trường acid âm đạo sẽ diễn ra sự tái tạo, thay đổi của các biểu mô, từ biểu mô trụ thành biểu mô lát, giúp cho vùng lộ tuyến cổ tử cung được chữa lành.
– Cổ tử cung lộ tuyến trong quá trình tái tạo nếu gặp điều kiện không thuận lợi, điển hình là nhiễm vi rút HPV, có thể để lại những tổn thương bất thường.
4. Các phương pháp nào dùng để điều trị lộ tuyến cổ tử cung?
– Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng sinh lý, lành tính, nên thường không có chỉ định điều trị.
– Trong trường hợp dịch tiết âm đạo nhiều do lộ tuyến gây tình trạng viêm nhiễm thì sẽ điều trị tùy theo nguyên nhân bội nhiễm.
– Trong một số trường hợp, có thể cần can thiệp nhằm kiểm soát sự lan rộng của mô lộ tuyến, bằng phương pháp áp lạnh cổ tử cung.
Bác sỹ sẽ chỉ định áp lạnh nếu lộ tuyến có diện rộng
5. Thời gian điều trị lộ tuyến như thế nào?
– Trong trường hợp lộ tuyến gây viêm nhiễm, sẽ dùng thuốc điều trị ngoại trú trong 7-10 ngày tùy theo nguyên nhân.
– Nếu lộ tuyến diện rộng có chỉ định áp lạnh, thủ thuật được thực hiện trong khoảng 30-45 phút.
6. Những điều cần biết trước khi điều trị?
– Đối với lộ tuyến đơn thuần: bác sỹ sẽ hướng dẫn tư vấn cách vệ sinh và chăm sóc, không cần dùng thuốc điều trị.
– Đối với lộ tuyến gây viêm nhiễm: dùng thuốc uống, đặt âm đạo, bôi ngoài âm hộ tùy theo nguyên nhân bội nhiễm.
– Đối với lộ tuyến diện rộng:
+ Bác sỹ sẽ chỉ định áp lạnh cổ tử cung.
+ Thủ thuật sẽ được thực hiện tốt nhất là sau sạch kinh 1- 2 ngày.
+ Không quan hệ trước khi làm thủ thuật.
7. Những điều cần biết trong khi điều trị?
– Lộ tuyến gây viêm nhiễm:
+ Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.
+ Vệ sinh sinh dục.
+ Không quan hệ vợ chồng trong thời gian điều trị.
– Đối với lộ tuyến diện rộng cần áp lạnh cổ tử cung:
+ Sau khi thực hiện thủ thuật 1-3 tuần thường sẽ có sự tăng tiết dịch âm đạo, có thể có lẫn nhầy hồng.
+ Nên vệ sinh bên ngoài, không đưa tay vào trong âm đạo.
+ Không quan hệ vợ chồng trong 6 tuần sau điều trị.
8. Những điều cần biết sau khi điều trị?
– Lộ tuyến cổ tử cung có thể tái phát nên phải khám định kỳ hoặc khi có tiết dịch âm đạo bất thường.
– Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ sau điều trị.
9. Những biện pháp để dự phòng chăm sóc?
– Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
– Quan hệ tình dục lành mạnh.
– Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng.
10. Dấu hiệu nào cần tái khám?
– Ra dịch âm đạo nhiều, có thể có mùi hoặc gây ngứa.
– Ra máu âm đạo bất thường.
Đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa tại FAMILY có trình độ chuyên môn cao, tận tâm giàu kinh nghiệm. Thường xuyên cập nhật và ứng dụng các kỹ thuật y tế tiến tiến nhất trong điều trị bệnh lý phụ khoa cùng với sự hỗ trợ của hệ thống phòng bệnh tiện nghi và chế độ chăm sóc đặc biệt giúp chăm sóc phục hồi sức khỏe toàn diện cho chị em phụ nữ và sản phụ.