TVCN- Mở thông dạ dày qua da

1. Mở thông dạ dày qua da là gì?
– Mở thông dạ dày là một thủ thuật nhằm tạo một lỗ trên dạ dày thông ra ngoài da nơi thành bụng để nuôi dưỡng bệnh nhân vĩnh viễn hoặc tạm thời.
– Thời gian thực hiện thủ thuật trong khoảng: 10 -15 phút.

2. Những bệnh nhân được chỉ định mở thông và không được mở thông?
2.1. Bệnh nhân được chỉ định mở thông
– Bệnh nhân cần được nuôi dưỡng lâu dài > 4 tuần.
– Bệnh nhân hút dịch dạ dày lâu dài.

2.2. Bệnh nhân không được chỉ định mở thông
– Bệnh nhân tắc ruột, liệt ruột.
– Bệnh nhân có phẫu thuật dạ dày trước đó.
– Bệnh nhân xét nghiệm có rối loạn đông cầm máu.
– Bệnh nhân có gan lách quá to.

3. Những tai biến có thể xảy ra sau khi mở thông dạ dày qua da?
– Tai biến mức độ nhẹ:
+ Nguy cơ đau bụng, sốt.
+ Viêm nhiễm tại chân ống thông.
+ Trào ngược dạ dày.
– Tai biến mức độ nặng:
+ Chảy máu dạ dày.
+ Viêm phúc mạc.
+ Ống thông rơi vào gây tắc ruột.
+ Ngưng tuần hoàn hô hấp trong quá trình thực hiện.

4. Chi phí của thủ thuật là bao nhiêu?
– Tại Bệnh viện Đa khoa Gia Đình: bộ mở dạ dày qua da có giá là 2.244.000 và phí mở thông dạ dày qua nội soi là 3.333.000 (Đây là chi phí chưa tính bảo hiểm).

5. Sau khi mở thông dạ dày qua da, bệnh nhân được xuất viện khi nào?
– Sau khoảng 2 ngày từ lúc kết thúc thủ thuật, bệnh nhân sẽ được xuất viện.
– Trước khi bệnh nhân xuất viện, người thân sẽ được điều dưỡng hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà.

6. Chăm sóc và theo dõi sau khi mở ống thông và khi về nhà như thế nào?
– Đối với bệnh nhân mở thông dạ dày qua da thì cách cho ăn và cách chăm sóc ống thông rất quan trọng, đặc biệt khi về nhà được người thân chăm sóc.
6.1. Ăn uống
– Trước khi mở thông: Bệnh nhân nhịn ăn trong thời gian từ 6-8 tiếng và được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
– Sau khi mở thông:
+ Sau 8-24 giờ: Bệnh nhân được cho ăn thức ăn nhỏ giọt trong 24 tiếng đầu.
+ Những ngày tiếp đó: 3 bữa chính, 3 bữa phụ (sữa, yến, sinh tố). Thức ăn được xay nhuyễn.

Bệnh nhân cần được ăn thức ăn đã được xay nhuyễn

6.2. Chăm sóc ống thông

– Sau 24 tiếng có thể thay bằng dung dịch Natriclorid 0,9% và đắp gạc lên chân ống thông.
– Trong 2 tuần đầu người nhà nên liên hệ Trung tâm Bác sĩ Gia Đình để thay băng.
– Sau 2 tuần chân ống đã khô không cần đắp gạc lên chân ống nữa và cần phải luôn giữ cho khóa ống sát chân ống nhất có thể.

6.3. Những yếu tố cần được theo dõi
– Chân ống thông: Có sưng đỏ, rỉ dịch hay không.
– Tồn dư dạ dày: Nếu dịch tồn dư > 200ml, cho bệnh nhân nhịn ăn và kiểm tra lại sau 2 giờ nếu vẫn > 200ml => gọi điện tới Trung tâm Bác sỹ Gia Đình tư vấn thêm; nếu lượng dịch tồn dư < 200ml thì bơm trả lại và cho ăn bình thường.
– Tình trạng trào ngược: Cho bệnh nhân nằm nghiêng đầu thấp.
– Tình trạng đại, tiểu tiện.
– Cân nặng.

7. Những thời điểm cần được tái khám?
– Tái khám khi có tai biến xảy ra.
– Tái khám sau 1 tuần và 3 tháng sau khi mở ống thông.

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với đội ngũ bác sỹ giỏi chuyên môn, khả năng chẩn đoán xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp; điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị y khoa hiện đại; tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 24/24 cho tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tới tính mạng; giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...