TVCN- Những điều cần biết về hen phế quản nặng và nguy kịch

1. Hen phế quản (hen suyễn) là gì?
‒ Là tình trạng viêm mạn tính đường thở làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết đờm dẫn đến gây tắc nghẽn, hạn chế đường thở.
‒ Người bệnh sẽ biểu hiện: khó thở, nặng ngực, ho lặp lại nhiều lần.
‒ Hen phế quản chủ yếu xảy ra vào ban đêm và sáng sớm.

Khó thở, nặng ngực, ho lặp lại nhiều lần là những biểu hiện điển hình của cơn hen

2. Thế nào là cơn hen phế quản (HPQ) nặng và nguy kịch?
‒ Là những dấu hiệu nặng lên của HPQ: khó thở tăng, thở rít tăng gây co thắt đường thở.
‒ Xuất hiện trên người có HPQ không được theo dõi và điều dự phòng đúng hướng dẫn.
‒ Nếu không xử trí kịp thời dẫn đến suy hô hấp cấp, đe dọa tính mạng.

3. Những đối tượng có nguy cơ mắc cơn hen phế quản nặng và nguy kịch?
‒ Tiền sử HPQ đã từng đặt ống nội khí quản, thở máy.
‒ Mới ngừng thuốc Corticoid.
‒ Không sử dụng Corticoid đường hít, phun khí dung.
‒ Lạm dụng thuốc Corticoid.
‒ Không tuân thủ chế độ điều trị.
‒ Không được theo dõi, dự phòng đúng cách.
‒ Trong thời gian một năm có vào viện hoặc cấp cứu vì HPQ.
‒ Có tiền sử dị ứng thức ăn, nghiện rượu.

4. Các tác nhân – nguyên nhân gây ra cơn hen
‒ Quá sức.
‒ Phấn hoa.
‒ Côn trùng.
‒ Hóa chất.
‒ Không khí lạnh.
‒ Nấm mốc.
‒ Bụi.
‒ Khói thuốc.
‒ Ô nhiễm.
‒ Tức giận.
‒ Mùi gây kích ứng.
‒ Căng thẳng.
‒ Vật nuôi.
‒ Di truyền.

Môi trường bụi bẩn là một trong những tác nhân gây nên cơn hen

5. Triệu chứng và cách xử trí cơn hơn hen phế quản nặng
5.1. Triệu chứng cơn hen phế quản nặng
‒ Có từ 4 dấu hiệu trở lên dưới đây:
+ Khó thở liên tục không nằm được phải ngồi dậy để thở.
+ Co kéo cơ hô hấp phụ, thở nhanh, nhịp thở > 30 lần/phút.
+ Nhịp tim nhanh > 120 lần/phút.
+ Huyết áp tăng bất thường hoặc xuất hiện suy tim phải.
+ Nói hụt hơi, ngắt quãng, nói từng từ.
+ Tinh thần kích thích.
+ Vã mồ hôi, da, niêm mạc tím nhẹ.
+ Phổi có nhiều rale rít, cả khi hít vào và thở ra.
+ Đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc giãn phế quản, khí dung.

5.2. Xử trí cơn hen phế quản nặng

‒ Thở oxy qua Mask hoặc ống thông mũi 4 – 6 lít/phút.
‒ Sử dụng thuốc cắt cơn dạng phun khí dung => Tiêm tĩnh mạch => Bơm tiêm điện => Truyền tĩnh mạch.
‒ Nếu tình trạng xấu hơn => Thở máy không xâm nhập.
‒ Thở máy không xâm nhập không đáp ứng => Đặt Nội khí quản thở máy xâm nhập.

6. Triệu chứng và cách xử trí cơn hen phế quản nguy kịch
6.1. Triệu chứng của cơn hen phế quản nguy kịch
– Rối loạn ý thức.
– Cơn ngừng thở hoặc thở chậm < 10 lần/phút.
– Tiếng rì rào phế nang và tiếng rale rít giảm, nghe phổi im lặng (lồng ngực giãn căng, di động kém).
– Nhịp tim chậm, huyết áp tụt.
– Hô hấp ngực bụng nghịch thường.
– Không nói được.

6.2. Xử trí cơn hen phế quản nguy kịch
‒ Bóp bóng qua Mask với oxy 100%.
‒ Dùng thuốc Adrenalin tiêm dưới da.
‒ Đặt nội khí quản => Thở máy xâm nhập.
‒ Kết hợp thuốc giãn phế quản và cường beta 2 truyền tĩnh mạch liên tục, cân nhắc bù Kali.

7. Làm thế nào để phòng bệnh hen phế quản nặng và nguy kịch?
‒ Theo dõi quản lý hen và điều trị dự phòng HPQ đúng hướng dẫn.
‒ Trang bị sẵn hệ thống oxy và máy phun khí dung tại nhà.
‒ Uống thuốc, sử dụng thuốc theo đơn và tái khám khi có dấu hiệu bất thường.
‒ Hạn chế, tránh các tác nhân gây hen, ghi nhớ những tác nhân bản thân đã dị ứng để tránh sử dụng hoặc tiếp xúc:
+ Đeo khẩu trang khi ra đường.
+ Bỏ hút thuốc lá.
+ Kiêng/ không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: hải sản, thịt gà,…
+ Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa đều đặn: Hút bụi bẩn, vệ sinh chăn nệm.
‒ Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi: không nuôi và không tiếp xúc với thú cưng chó, mèo, chim cảnh.
‒ Nên có cuốn nhật ký ghi chú lại những loại thức ăn hay bất kỳ tác nhân nào mà bản thân bị dị ứng để lưu ý tránh.
‒ Nếu môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với các chất dị ứng, hóa chất thì nên thay đổi nghề nghiệp để đảm bảo sức khỏe.
‒ Không nên làm việc gắng sức, lao động nặng.
‒ Hạn chế yếu tố gây stress làm bệnh nhân căng thẳng, lo lắng, cáu giận.
‒ Tích cực thực hành tập hít thở sâu, thở ra chúm môi, tập làm giãn nở phổi, tập ho…
‒ Không lạm dụng, không dùng quá liều các thuốc giãn phế quản.
‒ Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp: Cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang, viêm phổi,… là những tác nhân gây khởi phát cơn hen.
‒ Hạn chế tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng hô hấp.

8. Những triệu chứng cần phải tái khám – nhập viện?
Đến bệnh viện ngay nếu tại nhà dùng các biện pháp khí dung và thở oxy không cải thiện, cụ thể:
‒ Sau khi dùng thuốc xịt và phun khí dung theo hướng dẫn mà tình trạng khó thở không cải thiện, khó thở và nặng tức ngực ngày một tăng lên.
‒ Lúc xuất hiện cơn hen, tại nhà không có sẵn thuốc xịt cắt hơn thì đưa đến bệnh viện ngay.
‒ Người bệnh lên cơn khó thở dữ dội, kích thích, vật vã, vã mồ hôi, thở dốc, da, niêm tái, nói ngắt quãng hoặc không nói thành lời.
Thân nhân và bệnh nhân bệnh hen phế quản cần phải có chế độ, kế hoạch phòng ngừa và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Cần tránh các yếu tố có nguy cơ gây ra cơn khó thở vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Luôn chú ý đến các dấu hiệu có thể xuất hiện cơn khó thở cấp tính và phải luôn mang bên mình thuốc cắt cơn khó thở.

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, khả năng chẩn đoán xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp; điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị y khoa hiện đại; tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 24/24 cho tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tới tính mạng; giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...