1. Xuất huyết tiêu hóa là gì?
– Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu trong ống tiêu hóa (đoạn từ thực quản đến trực tràng).
2. Xuất huyết tiêu hóa được phân loại như thế nào?
– Xuất huyết tiêu hóa trên: Vị trí: Từ thực quản => góc treizt (90%). Xuất huyết tiêu hoá trên xảy ra nhiều gấp 4 lần so với xuất huyết tiêu hoá dưới và là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng và tử vong.
– Xuất huyết tiêu hóa dưới: Vị trí: Góc treizt => hậu môn.
3. Những nguyên nhân nào gây xuất huyết tiêu hóa?
3.1. Xuất huyết tiêu hóa trên
Loét dạ dày, tá tràng một trong những nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hoá trên phổ biến
– Tổn thương trực tiếp ở dạ dày, tá tràng:
+ Loét dạ dày tá tràng: là nguyên nhân hay gặp nhất của xuất huyết tiêu hóa trên, chiếm từ 50-75% số bệnh nhân bị xuất huyêt tiêu hóa trên.
+ Viêm cấp chảy máu ở dạ dày tá tràng do uống thuốc như: Aspirin, corticoid, phenylbutazon, kali clorua, các thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống đông.
+ Viêm cấp chảy máu dạ dày do rượu.
+ Viêm cấp chảy máu dạ dày do tăng ure máu.
+ Loét cấp chảy máu dạ dày do stress.
+ Ung thư dạ dày.
+ Polyp ở dạ dày tá tràng.
– Do bệnh lý ngoài ống tiêu hóa:
+ Xơ gan.
+ Chảy máu đường mật.
+ Chảy máu từ tụy.
+ Bệnh lý ở tủy xương gây rối loạn đông máu và chảy máu.
+ Các bệnh máu ác tính gây viêm dạ dày và do các yếu tố stress làm chảy máu.
+ Tai biến do điều trị.
+ Tăng huyết áp.
3.2. Xuất huyết tiêu hóa dưới
– Xuất huyết từ ruột non.
– Xuất huyết từ đại trực tràng.
– Viêm loét chảy máu ở trực tràng, đại tràng.
– Polip trực tràng đại trực tràng có viêm chảy máu.
– Ung thư trực tràng, đại tràng.
– Trĩ hậu môn.
– Lỵ amip.
4. Làm thế nào để nhận biết bệnh xuất huyết tiêu hóa?
– Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao thường có cảm giác lơm giọng, buồn nôn và cồn cào vùng thượng vị.
– Đau thượng vị nếu chảy máu do loét dạ dày, tá tràng.
– Bệnh nhân thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt có khi có ngất xỉu nhất là khi có mất máu cấp, nặng.
– Đau quặn bụng và muốn đi đại tiện.
– Nôn ra máu: đỏ, bầm đen có thể lợn cợn thức ăn.
– Tiêu phân đen như hắc ín, bã cà phê, có mùi hôi.
– Có thể vừa nôn ra máu vừa tiêu phân đen.
5. Xuất huyết tiêu hóa được điều trị như thế nào?
– Điều trị ban đầu:
+ Truyền dịch.
+ Truyền máu.
+ Hồi sức cấp cứu.
– Điều trị cấp cứu:
+ Nội soi.
+ Chụp mạch và tiêm thuốc và mạch máu.
+ Phẫu thuật.
6. Dự phòng xuất huyết tiêu hóa bằng cách nào?
– Tuyệt đối nói không với các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá.
– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm tác động xấu đến cơ quan tiêu hóa như: Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều gia vị chua cay mặn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn chế biến sẵn chứa chất bảo quản.
– Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày.
– Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
– Nên ăn đúng giờ và đủ bữa, tập trung và không làm việc khác khi ăn, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để hạn chế gây áp lực lên các cơ quan tiêu hóa.
– Nên chế biến món ăn dưới dạng dễ tiêu hóa và thực đơn ăn uống cần phải bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cơ thể.
Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với đội ngũ bác sỹ giỏi chuyên môn, khả năng chẩn đoán xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp; điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị y khoa hiện đại; tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 24/24 cho tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tới tính mạng; giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.