Vàng da sơ sinh: Những điều cần biết

1. Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
– Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh làm cho da và mắt của trẻ có màu vàng, xảy ra khi có quá nhiều bilirubin trong máu của trẻ.
– Bilirubin được tạo thành trong máu do sự vỡ hồng cầu. Bình thường, bilirubin sẽ đi qua gan và được chuyển xuống ruột giống như dịch mật.
– Vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra khi bilirubin được tạo ra nhiều hơn so với khả năng mà gan của trẻ sơ sinh có thể chuyển hóa và loại bỏ ra khỏi cơ thể.

2.Vàng da ở trẻ sơ sinh được phân loại như thế nào?
2.1. Vàng da sinh lý
– Đa số trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ vì gan của trẻ chưa phát triển hoàn toàn.
– Tình trạng này thường xuất hiện khi trẻ được 2-4 ngày tuổi và biến mất ở 1-2 tuần tuổi.

2.2. Vàng da ở trẻ sinh non
– Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sinh non vì cơ thể của trẻ chưa bài tiết bilirubin một cách hiệu quả.

2.3. Vàng da do bú mẹ không đủ
– Vàng da có thể xảy ra khi trẻ không bú đủ sữa mẹ do trẻ gặp khó khăn trong việc bú hay do lượng sữa mẹ chưa đủ, không phải do sữa mẹ gây ra.

2.4. Vàng da do sữa mẹ
– Các chất có trong sữa mẹ có thể làm tăng nồng độ bilirubin ở trẻ, ngăn cản sự bài tiết bilirubin qua ruột.
– Tình trạng này chiếm tỉ lệ 1-2% ở trẻ sơ sinh bú mẹ, xảy ra sau 3-5 ngày đầu và cải thiện dần trong 3-12 tuần.

2.5. Vàng da do bất tương đồng nhóm máu (Rh hay ABO)
– Nếu người mẹ và trẻ có nhóm máu khác nhau, cơ thể của mẹ có thể sản xuất ra kháng thể phá hủy hồng cầu của trẻ. Điều này gây ra sự tích tụ đột ngột bilirubin trong máu trẻ.
– Loại vàng da này có thể xuất hiện ngay từ ngày đầu tiên sau sinh.
– Bất tương đồng yếu tố Rh gây ra dạng vàng da trầm trọng nhất, nhưng có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm cho người mẹ globulin miễn dịch Rh.

3.Những triệu chứng của vàng da sơ sinh là gì?
– Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xảy ra vào khoảng 2-3 ngày tuổi.
– Thường xuất hiện đầu tiên ở mặt sau đó đến ngực và bụng, và cuối cùng là hai chân. Phần lòng trắng của mắt trẻ cũng có thể có màu vàng.
– Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể khó nhận thấy, nhất là ở trẻ có làn da sẫm màu. Nếu bạn không chắc chắn, hãy ấn nhẹ trên da vùng mũi hoặc trán của trẻ rồi nhấc ngón tay lên, nếu thấy da có màu vàng thì kết luận trẻ bị vàng da.

4.Khi nào cần đưa trẻ đến khám Bác sỹ?
Cần đưa trẻ đến khám bác sỹ ngay trong trường hợp:
– Trẻ bị vàng da trong 24 giờ đầu sau sinh.
– Vàng da lan rộng hoặc trở nên sậm màu hơn hoặc trầm trọng hơn.
– Trẻ sốt trên 37,8°C (kết quả đo nhiệt độ ở hậu môn).
– Trẻ bắt đầu có biểu hiện không được khỏe.
– Trẻ bú kém.
– Bạn cảm thấy bé buồn ngủ nhiều hơn so với bình thường.
Bố mẹ nên lưu ý, bất kỳ một em bé nào có biểu hiện vàng da hoặc vàng mắt đều nên được bác sỹ khám.
5. Vàng da ở trẻ sơ sinh được điều trị như thế nào?

– Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh không cần điều trị.
– Đối với vàng da nặng, có thể sử dụng phương pháp chiếu đèn để giúp loại bỏ bilirubin ra khỏi cơ thể.
– Nếu trẻ bị vàng da nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, có thể tiến hành truyền máu.

Khoa Nhi – Bệnh viện ĐK Gia Đình thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh đến lứa tuổi thiếu niên. Đội ngũ y bác sỹ tận tâm, giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tâm lý và những nỗi sợ của các bé. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, phòng bệnh tiện nghi, thoáng mát cùng không gian thân thiện, gần gũi, giúp các bé cảm thấy thoải mái, quên đi nỗi sợ và vững tâm lý khi điều trị tại đây. Family sẽ là gia đình và là người bạn thân của bé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...