Viêm họng cấp

1. Bệnh viêm họng là gì?
– Viêm họng là tình trạng phản ứng viêm niêm mạc và cấu trúc dưới niêm mạc của họng
– Bệnh thường xảy ra lúc trời trở lạnh.
– Lứa tuổi thường gặp 3-6 tuổi.
– Bệnh lây lan rất nhanh, nhưng ít nguy hiểm, thường tự giới hạn trong 7-14 ngày.

Bệnh thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 3-6 tuổi

2. Nguyên nhân gây ra viêm họng là gì?
– Phần lớn viêm họng là do virus: cúm, á cúm, Adenovirus, Rhinovirus.
– Tác nhân vi khuẩn thường gặp: liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A, Streptococcus pneumonia, Hemophilus influenzae.
– Nấm: thường là nấm Candida.

3. Những triệu chứng thường gặp của bệnh?
– Trẻ mệt mỏi.
– Môi khô, lưỡi bẩn.
– Sốt: thường khởi phát đột ngột, sốt cao 38.5 – 40 độ.
– Nuốt đau, rát họng, khàn tiếng.
– Ho khan, chảy nước mũi nhầy.
– Viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau.
– Ở trẻ còn bú mẹ, bệnh thường kèm theo bú ít hoặc bỏ bú, há miệng khi ngủ, bứt rứt khó chịu, quấy khóc.
– Ở trẻ lớn hơn việc đau vùng họng, trẻ chán ăn, dễ làm cho ba mẹ dễ nhầm lẫn với dấu hiệu khó chịu khi trẻ mọc răng.

4. Viêm họng có thể gây ra những biến chứng nào đối với trẻ?
– Viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản.
– Viêm phế quản, viêm phổi.
– Viêm hạch mủ.
– Nhiễm trùng huyết.
– Viêm cầu thận cấp.
– Thấp khớp, thấp tim.

5. Viêm họng được điều trị bằng các phương pháp nào?
– Giảm đau họng và hạ sốt bằng Acetaminophen 10-15 mg/kg/lần hoặc Ibuprofen 5-10mg/kg/ lần.
– Giảm ho bằng nước muối ấm, sirô ho.

Có thể giảm ho bằng cách uống siro và nước ấm

– Không dùng các thuốc nhỏ mũi có chứa Atropin, Codein cho trẻ.
– Điều trị kháng sinh chỉ định trong trường hợp:
+ Viêm họng nghi do vi trùng, trẻ sốt cao kèm xuất huyết vòm họng, giả mạc, mủ, hạch cổ đau.
+ Bạch cầu cao, chủ yếu bạch cầu đa nhân.
– Test nhanh tìm liên cầu khuẩn tan huyết bê-ta nhóm A +.
– Thuốc:
+ Amoxicillin.
+ Amoxicillin / a. clavunate.
+ Penicillin v.
+ Cephalosporin thế hệ 1 hoặc 2.

6. Cách phòng bệnh và chăm sóc khi trẻ mắc bệnh?
6.1. Cách thức phòng bệnh
– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết lạnh.
– Vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng cho trẻ sau khi ăn, trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy.
– Bỏ thói quen cho tay lên miệng ngậm, cho tay vào ngoáy mũi vì đây là thói quen khiến trẻ dễ bị viêm họng. Cha mẹ nên giúp trẻ tránh thói quen xấu này.
– Đảm bảo môi trường sống trong lành, tránh khói bụi, ẩm mốc…
– Hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh: người lớn hoặc trẻ em bị bệnh.
– Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
– Tiêm chủng đầy đủ.
– Điều trị bệnh lý trào ngược thực quản cho trẻ nếu có.

6.2. Chăm sóc khi mắc bệnh
– Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nếu mũi đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi.
– Có thể dùng thuốc co mạch nhỏ mũi cho trẻ theo chỉ định của bác sỹ.
– Cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng
– Cho trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội.
– Cho trẻ ăn thức ăn nhiều dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt, chia làm nhiều bữa nhỏ, không ép trẻ ăn.

7. Khi nào cần tái khám?
– Tái khám mỗi 3 ngày cho tới khi trẻ ổn định
– Tái khám ngay khi trẻ có dấu hiệu:
+ Sốt cao không hạ.
+ Lừ đừ.
+ Ho nhiều.
+ Khó thở.
+ Nôn nhiều, tiêu lỏng.
+ Bỏ ăn.
+ Chảy mủ tai.

Khoa Nhi – Bệnh viện ĐK Gia Đình thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh đến lứa tuổi thiếu niên. Đội ngũ y bác sỹ tận tâm, giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tâm lý và những nỗi sợ của các bé. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, phòng bệnh tiện nghi, thoáng mát cùng không gian thân thiện, gần gũi, giúp các bé cảm thấy thoải mái, quên đi nỗi sợ và vững tâm lý khi điều trị tại đây. Family sẽ là gia đình và là người bạn thân của bé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...