Âm ngữ trị liệu là một chuyên ngành y học chuyên sâu, giúp cải thiện khả năng giao tiếp và nhai nuốt của bệnh nhân. Được xây dựng dựa trên y học chứng cứ, âm ngữ trị liệu không chỉ giúp bệnh nhân nói rõ ràng hơn mà còn tăng cường sự tự tin, giảm bớt cảm giác tự ti và khó khăn trong giao tiếp hàng ngày.
1. Lợi ích của âm ngữ trị liệu:
– Giúp trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn ngôn ngữ, trẻ tự kỷ có thể nói và giao tiếp với người xung quanh.
– Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Giúp bệnh nhân nói rõ ràng hơn và tự tin hơn.
Cải thiện khả năng nhai nuốt: Giúp bệnh nhân ăn uống dễ dàng hơn, tránh nguy cơ sặc thức ăn.
– Tăng cường sự tự tin: Giảm bớt cảm giác tự ti và khó khăn trong giao tiếp hàng ngày.
Hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật: Giúp bệnh nhân phục hồi khả năng nói và thở sau phẫu thuật.
2. Dịch vụ âm ngữ trị liệu tại Bệnh Viện Gia Đình:
– Khám sàng lọc và chẩn đoán xác định các vấn đề liên quan đến nhận thức, ngôn ngữ, lời nói và ăn nuốt ở người lớn và trẻ em.
– Can thiệp cho trẻ chậm ngôn ngữ phát triển, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ phát triển, rối loạn giao tiếp, nói ngọng, tăng động giảm tập trung, khó khăn học tập.
– Điều trị cho người bệnh bị mất ngôn ngữ, lời nói hoặc nói khó và/hoặc rối loạn nuốt sau đột quỵ não, chất thương sọ não hoặc các biến chứng tổn thương não khác.
– Điều trị cho bệnh nhân gặp vấn đề khàn giọng, biến giọng sau phẫu thuật vùng cổ, hầu họng.
3. Phương pháp can thiệp:
– Can thiệp ngôn ngữ – giao tiếp: Sử dụng kỹ năng chơi, kỹ năng kích thích giao tiếp – tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ hiểu và ngôn ngữ diễn đạt. Sử dụng đồ chơi, hình ảnh, sách và các học cụ để hỗ trợ trong quá trình can thiệp.
– Can thiệp chỉnh sửa phát âm cho trẻ nói ngọng: hướng dẫn trẻ đặt đúng vị trí cấu âm, điều chỉnh luồng hơi phù hợp, chỉnh phát âm trong âm, từ đơn, cụm 2 từ, câu 3 từ, câu dài, đoạn văn, hội thoại.
– Trị liệu nuốt: Các bài tập lưỡi, môi và hàm, các nghiệm pháp nuốt sâu và sử dụng chất làm đặc cho việc ăn nuốt giảm nguy cơ hít sặc. Ngoài ra còn sử dụng máy Biofeedback để đo sức cơ bề mặt, kích thích cơ co và giúp bệnh nhân kiểm soát được lực nuốt, tần số co các nhóm cơ liên quan đến quá trình nuốt.
– Trị liệu tâm lý – xã hội: Hỗ trợ bệnh nhân tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày và trong môi trường xã hội, hướng dẫn và hỗ trợ gia đình trong quá trình can thiệp nhằm giúp bệnh nhân hòa nhập gia đình và xã hội.
4. Lời khuyên dành cho người thân:
Quá trình trị liệu ngôn ngữ có thể kéo dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Người thân cần tham gia vào quá trình can thiệp tại bệnh viện để biết cách hỗ trợ và thực hiện các hoạt động tại nhà, giúp bệnh nhân tiến bộ nhanh hơn. Bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn các bài tập cụ thể để thực hiện tại nhà, nhằm củng cố các kỹ năng cần thiết.
5. Đội ngũ của Phòng Âm ngữ Trị liệu:
Bác sỹ, kỹ thuật viên của Phòng Âm ngữ Trị liệu được đào tạo chính quy chuyên sâu và bài bản về mặt chuyên môn nhằm điều trị, can thiệp hiệu quả cho những bệnh nhân gặp vấn đề về Âm ngữ:
1. Ths.Bs. Nguyễn Thị Hoài Vũ – Thạc sĩ chuyên ngành Phục hồi chức năng – Tốt nghiệp tại trường ĐH Y Hà Nội – Chuyên viên Âm ngữ trị liệu tốt nghiệp tại trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch – Chứng chỉ sàng lọc Rối loạn Phổ tự kỷ do Trung tâm Vandebilt Kennedy cấp.
2. CN. PHCN Lê Văn Thức – Tốt nghiệp Đại học chính quy chuyên ngành Âm ngữ trị liệu tại Trường ĐH Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng – Chứng chỉ sàng lọc Rối loạn Phổ tự kỷ do Trung tâm Vandebilt Kennedy cấp.
3. CN.PHCN Dương Thị Hoa – Chứng chỉ can thiệp âm ngữ trị liệu cho trẻ Rối loạn phổ tự kỷ do Bệnh viện Nhi Đồng 1 cấp.
Lời cuối:
Phòng Âm ngữ Trị liệu – Bệnh Viện Gia Đình sẽ đồng hành cùng bệnh nhân và người thân để hỗ trợ bệnh nhân vượt qua các khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp.
ThS.BS. Nguyễn Thị Hoài Vũ
Phòng khám Âm ngữ trị liệu
Đv. Đông y – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình