Những dấu hiệu giúp bố mẹ phát hiện sớm trẻ chậm nói

Chậm nói hay chậm ngôn ngữ là khi trẻ có khả năng nói kém hơn so với bạn cùng tuổi ít nhất là 6 tháng trong mốc ngôn ngữ – nhận thức – lời nói. Tình trạng này có thể là biểu hiện của một trong các dạng rối loạn phát triển như rối loạn phổ tự kỷ, chậm/rối loạn ngôn ngữ phát triển, khiếm thính/suy giảm thính lực, chậm phát triển toàn diện, chậm ngôn ngữ đi kèm các khuyết tật như bại não, động kinh,… 

 Theo các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới, tỉ lệ trẻ chậm ngôn ngữ nói chung do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dao động từ 2-12%. Tỉ lệ này thực sự không phải là con số nhỏ khi tính ra trong một lớp mầm non sẽ có ít nhất từ 1- 2 trẻ bị chậm ngôn ngữ. 

Trẻ được phát hiện chậm nói nên được cho đi khám sớm để chẩn đoán xác định, tìm nguyên nhân và hướng can thiệp phù hợp. Từ đó hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức và học hành sau này của trẻ.

Đặc biệt, bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm và đồng hành cùng con xuyên suốt quá trình can thiệp. Vậy nên trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng là rất quan trọng, giúp bố mẹ phát huy tốt nhất vai trò của mình, khi đó can thiệp mới thực sự hiệu quả.

Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ chậm nói theo từng mốc tuổi, bố mẹ hãy lưu lại và cùng theo dõi bé nhé!



ThS.BS. Nguyễn Thị Hoài Vũ, Đơn vị Đông y – Phục hồi chức năng

Bệnh viện Đa khoa Gia Đình