Suy giảm miễn dịch phá vỡ khả năng tự bảo vệ của cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, gồm suy giảm miễn dịch bẩm sinh (sơ cấp) và mắc phải (thứ cấp). Bất cứ điều gì làm suy yếu hệ thống miễn dịch đều có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch thứ cấp
Thế nào là suy giảm miễn dịch ( SGMD )
Hệ thống miễn dịch của cơ thể bao gồm:
- Lách
- Hạch
- Amydale
- Tuỷ xương
Đó là những cơ quan sản xuất tế bào Lympho. Bạch cầu chia làm 2 loại: Tế bào B và tế bào T, có vai trò sản xuất kháng thể (gammaglobulin) hoặc trực tiếp chống lại tác nhân xâm nhập hoặc tế bào bất thường, bao gồm vi khuẩn, virus, tế bào ung thư, ký sinh trùng.
Bệnh SGMD là có bất thường trong hệ thống miễn dịch làm cơ thể mất khả năng chống lại bệnh tật hoặc nhiễm trùng (vi khuẩn, virus)
Những điểm cần lưu ý khi mắc bệnh Suy giảm miễn dịch (SGMD):
- Cơ thể mất khả năng chống lại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng
- SGMD được chia làm 2 nhóm: SGMD bẩm sinh (nguyên phát) và SGMD mắc phải (thứ phát)
- Bất kỳ nguyên nhân làm yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể đều dẫn tới SGMD thứ phát
Phân loại:
Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại: Nguyên phát và Thứ phát
SGMD nguyên phát bao gồm:
- Giảm gammaglobulin liên kết giới tính X (X-linked agammaglobulinemia)
- SGMD thông thường (common variable immunodeficiency)
- SGMD nặng phức tạp (severe combined immunodeficicency) còn gọi là bệnh không có tế bào lympho hay “trẻ bong bóng” – “ boy in a bubble” (trẻ sống trong túi bong bóng vô trùng, cách ly môi trường bên ngoài )
SGMD thứ phát: Do hoá chất hoặc nhiễm phải tác nhân gây SGMD
- Bỏng nặng
- Hoá trị
- Phóng xạ
- Tiểu đường
- Suy dinh dưỡng
Một số bệnh lý:
- AIDS
- Ung thư – bạch cầu cấp
- Bệnh lý miễn dịch: viêm gan virus
- U tuỷ xương (ung thư tế bào plasma, tế bào có vai trò sản xuất kháng thể)
Đối tượng dễ suy giảm miễn dịch:
- Tền căn gia đình bị SGMD
- Bệnh lý làm suy yếu hệ miễn dịch: HIV, cắt lách (gặp trong xơ gan, hồng cầu liềm, vỡ lách)
- Người già
- Dinh dưỡng: thiếu đạm
- Mất ngủ
Dấu hiệu nhận biết suy giảm miễn dịch:
Trẻ SGMD thường có các triệu chứng:
- Mắt đỏ
- Viêm xoang
- Viêm tai giữa
- Cảm lạnh
- Tiêu chảy
- Viêm phổi
- Nhiễm nấm
Các bệnh này thường tái đi tái lại, không đáp ứng điều trị, hoặc không khỏi bệnh hoàn toàn. Khi trẻ điều trị hoài không khỏi, lúc này nên nghĩ tới bệnh lý SGMD.
Chẩn đoán suy giảm miễn dịch:
Các phương pháp thông thường sử dụng để chẩn đoán Bệnh suy giảm miễn dịch bao gồm:
- Đếm bạch cầu hạt
- Đếm tế bào T
- Đo immunoglobulin
Các trẻ này khuyên nên chích vaccin và làm xét nghiệm đo đáp ứng kháng thể sau chích ngừa
Điều trị bệnh suy giảm miễn dịch:
Tuỳ trường hợp, bệnh Suy giảm miễn dịch (SGMD) sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác nhau.
- Bệnh AIDS: dùng thuốc kháng virus HIV (ARV)
- Điều trị SGMD thường bao gồm: kháng sinh và điều trị miễn dịch (gammaglobulin), kháng virus như amantadine, acyclovir. Thuốc điều trị đặc hiệu cho nhiễm virus ở bệnh nhân SGMD là interferon.
- Trong bệnh SGMD do tuỷ xương không sản xuất đủ tế bào lympho thì trẻ nen được ghép tuỷ xương.
Làm sao để phòng ngừa suy giảm miễn dịch:
- Bệnh lý SGMD bẩm sinh chỉ có thể điều trị triệu chứng, nhưng không thể phòng ngừa.
- SGMD thứ phát có thể phòng ngừa trong 1 số trường hợp:
- AIDS: phòng ngừa lây lan HIV
- Ngủ đủ giấc: theo Mayo Clinic, giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trọng cho hệ miễn dịch. Cần cho người đang bị bệnh nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc nơi công cộng, để phục hồi miễn dịch cơ thể.
ThS.BS. Lương Hồng Vân
(Khoa Nhi – Bệnh viện ĐK Gia Đình)