Câu chuyện này có 3 phần…
PHẦN I:
Tôi xin phép vắn tắt đơn giản
1. COVID-19/SARS-CoV-2 (SCV2) là một loại virus.
2. Virus thường lây lan khi gần nhau. Chúng hiếm khi tồn tại lâu bên ngoài một “vật chủ” còn sống.
3. Một người có thể lây nhiễm cho nhiều người cùng lúc nếu tất cả đều ở trong một nhóm gần nhau.
4. Điều này có nghĩa là một loại virus có thể lây lan rất nhanh trong một quần thể thích thành lập các nhóm gần nhau và nơi các cá nhân di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác.
5. Trong trường hợp đó, một loại virus nguy hiểm đặc biệt có thể tàn phá toàn bộ quần thể.
6. Để tránh trường hợp đó, vào tháng 3 năm 2020, chúng ta “ngừng hình thành” các nhóm gần nhau hay có thể gọi là giãn cách.
7. Ngay sau khi chúng ta làm vậy, hàng chục triệu người đã mất việc làm và nền kinh tế sụp đổ chỉ sau một đêm.
Nhắc lại, ngay sau khi chúng ta ngừng thành lập nhóm, nền kinh tế đã ít nhiều sụp đổ.
Và không chỉ là nền kinh tế. Bất chấp sự khác biệt rõ ràng giữa thương mại, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giải trí, du lịch, khách sạn, tôn giáo và các tổ chức khác, tất cả chúng đều được tổ chức theo cùng một cách: một thế giới thương mại, văn hóa và xã hội dựa trên việc nhóm, tập hợp, hoặc tập trung hóa các nhân viên, khách hàng, sinh viên, bệnh nhân, du khách, người thờ phượng, người hâm mộ, khán giả, người già, tù nhân và những người khác, vào các nơi có liên quan (việc làm, thương mại, giáo dục, y tế, tôn giáo, v.v.).
Tóm lại, nền kinh tế và sự bình thường cũ của chúng ta được xây dựng dựa trên và phụ thuộc vào tập trung hóa.
PHẦN II:
Phần thứ hai của câu chuyện, tình trạng hiện tại của chúng ta, phức tạp hơn…
Nó phức tạp vì không được lên kế hoạch, có chủ đích hay được lựa chọn và vì không “bình thường”. Trên thực tế, chúng ta đang ở trong tình trạng khẩn cấp kéo dài, một hoàn cảnh bất thường hoặc đặc biệt. Không ai tin rằng đây là một cách để điều hành một nền kinh tế hay một cuộc sống xã hội.
Tác động tiêu cực của sự lấp lửng hoặc tạm dừng này giữa các tiêu chuẩn đối với cá nhân và tập thể là rất lớn. Ngoài những thiệt hại khủng khiếp về cuộc sống và sinh kế, chúng ta đã chứng kiến một chuỗi thất bại kinh doanh và phá sản. Chúng ta đã chứng kiến những cộng đồng thiệt thòi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, và tất cả chúng ta đều đã trải qua tận mắt những tác động về tinh thần và tâm lý của việc cô lập và bất động. Tuy nhiên, đã có những thành công kinh doanh đáng chú ý và những kết quả tích cực khác, bao gồm:
• Việc áp dụng nhanh chóng các công cụ liên lạc từ xa cho cả mục đích kinh doanh và cá nhân.
• Sự tăng tốc của thương mại điện tử, dẫn đầu là Amazon, đạt mức tăng trưởng 10 năm trong ba tháng theo một nghiên cứu gần đây của McKinsey.
• Sự gia tăng đi kèm với các dịch vụ giao hàng tận nhà (DoorDash).
• Sự xuất hiện được chờ đợi từ lâu của y học từ xa (Telemedicine).
• Sự thành công của lĩnh vực bán lẻ thể dục và sức khỏe cá nhân (Ví dụ: Peloton, Lululemon).
• Sự thành công của lĩnh vực bán lẻ cải thiện nhà cửa (Ví dụ: Home Depot, Restoration Hardware).
• Phản ứng phi thường của các nhân viên tuyến đầu.
• Sự bùng nổ trong sáng tạo và học hỏi của từng cá nhân.
• Sự cải thiện đáng kể về chất lượng không khí.
• Sự “trở lại” của các loài chim và động vật hoang dã khác. Bài học lớn ở đây là có thể thành công mà không cần tập trung. Và, trên thực tế, có vẻ như không chỉ các công ty có thể thành công mà còn cho các cá nhân và thậm chí cho cả môi trường cùng một lúc. Nói cách khác, tập trung hóa là một sự lựa chọn, không phải là tất yếu hay cần thiết, và đây là một giải pháp thay thế đang nổi lên có thể linh hoạt hơn khi đối mặt với một mối đe dọa cho cả hệ thống như SCV2.
PHẦN III:
Điều này đưa chúng ta đến với phần thứ ba của câu chuyện, phần về những gì xảy ra tiếp theo, hay còn gọi là “Bình thường tiếp theo”.
Phần này vẫn chưa được viết và đó là phần mà tất cả chúng ta đều thích. Nhưng dựa trên những gì chúng ta đã học được trong phần một và hai về cuộc sống trước và trong khi đại dịch, đây là những gì chúng tôi nghĩ có khả năng xảy ra.
Hầu hết các công ty sẽ theo bản năng và có kế hoạch trở lại làm việc và tiếp tục cuộc sống như bình thường.
Sẽ có một giai đoạn ban đầu, ít nhất đã được tiến hành theo từng phần, đó là việc phân nhóm ở mật độ thấp hơn trong khi virus vẫn là mối đe dọa nhưng tuy nhiên sẽ trở lại mô hình tổ chức như trước. Và sau đó sẽ có một sự “tái tập trung” dần dần khi số ca mắc giảm dần và cho đến khi chúng ta đạt được mức bình thường hoàn toàn với sự phổ biến rộng rãi của một loại vắc-xin hiệu quả. Con đường này sẽ mất nhiều tháng hoặc vài năm và sẽ không suôn sẻ nhưng rõ ràng là hầu hết đều đang làm việc với mô hình đó.
Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng con đường dẫn đến thành công sẽ ngày càng thoát khỏi mô hình tập trung cũ và hướng tới mô hình chúng tôi đã thấy rõ ràng nhất trong ít nhất 1 năm qua.
Đây là mô hình giãn cách tập trung (decentralization), ngày càng có nhiều nhân viên chọn làm việc văn phòng tại nhà mà họ đã trang bị gần đây, số lượng ngày càng tăng của người tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp tiếp tục lựa chọn thương mại điện tử, số lượng và loại hình dịch vụ ngày càng tăng bao gồm cả dịch vụ y tế. Cũng như các loại mô hình giáo dục và học tập khác nhau vượt ra ngoài khung trường học, khối lượng và chủng loại hàng hóa ngày càng tăng, có lẽ bao gồm cả vắc-xin, được vận chuyển đến nhà người dân bằng các đội xe tự vận hành được phân phối.
Tất cả những điều này trao quyền cho các cá nhân được kết nối, giảm bớt xích mích và trao cho họ quyền tự chủ ngày càng tăng đồng thời tạo ra một cái nhìn mới cho các công ty.
Tất cả đều cần đến các công nghệ kỹ thuật số để kích hoạt và hỗ trợ, rất nhiều trong số đó đã có sẵn hoặc đang trong quá trình phát triển.
Hầu hết những tiến bộ lớn trong công nghệ kỹ thuật số trong ít nhất 25 năm qua đã và đang tiếp tục theo hướng chính xác của giãn cách tập trung và phân phối (World Wide Web, thương mại điện tử, phát trực tuyến nội dung, internet vạn vật, điện toán đám mây, công nghệ di động, xe tự vận hành, y tế từ xa, blockchain và web phân phối).
Điều này không có nghĩa là tất cả các hình thức tập trung đã chết:
Đến với nhau để ăn mừng, vui chơi và thờ phượng là một nhu cầu đã ăn sâu vào trong chúng ta. Nhưng trong một thế giới thay đổi, gián đoạn và không chắc chắn, tập trung hóa là một mô hình mong manh.
Giãn cách tập trung (decentralization) dường như linh hoạt hơn và phù hợp hơn với nhu cầu của các cá nhân cũng như công ty để đạt được thành công.
PHẦN IV – KẾT LUẬN
“Bình thường tiếp theo” sẽ là giãn cách tập trung.
Ts.Bs. Trần Ngọc Tuấn
SOURCE:
ZDNET (2020)
Diplocat Digital Talks: Centralization v. Decentralization against COVID-19 (2020)