Tìm hiểu về những biện pháp điều trị và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1. Nếu bị mắc bệnh tôi sẽ được điều trị như thế nào?
– Điều trị COPD trước tiên và quan trọng nhất ở người hút thuốc là từ bỏ hút thuốc. Hiện tại đã có thuốc và nhiều phương pháp khác giúp điều trị nghiện nicotine và cai thuốc lá.
– Tránh tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: khói thuốc lá, khói bụi, khói bếp than, củi….
– Tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp: cúm hàng năm và phế cầu mỗi 5 năm, COVID, tiêm vaccin ho gà nếu chưa tiêm trước đó, tiêm vắc xin zona ở bệnh nhân > 50 tuổi.
– Tập phục hồi chức năng hô hấp: giúp cải thiện khả năng gắng sức và duy trì các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
– Thuốc duy trì: tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sỹ sẽ kê đơn thuốc hít, xịt phù hợp.
– Các điều trị khác: vệ sinh miệng, mũi, họng thường xuyên; giữ ấm cổ, ngực; điều trị nhiễm trùng tai mũi họng, răng; điều trị bệnh đồng mắc.
2. Sẽ như thế nào nếu tôi không điều trị COPD?
Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng:
– Biến chứng cấp
+ Đợt cấp BPTNMT (có thể xuất hiện những đợt cấp nặng nguy hiểm đến tính mạng)
+ Suy hô hấp cấp
+ Viêm phổi
– Biến chứng mạn
+ Khí phế thủng (ứ khí tại phổi)
+ Suy hô hấp mạn (khó thở khi nghỉ ngơi)
+ Tăng áp phổi
+ Tâm phế mạn (suy tim do bệnh lý phổi)
+ Rối loạn nhịp tim
3. Có thể điều trị dứt điểm COPD được không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể giảm bớt triệu chứng và làm chậm quá trình bệnh tiến triển. Việc điều trị giúp:
– Cải thiện triệu chứng
– Cải thiện khả năng vận động
– Cải thiện tình trạng sức khỏe
– Giảm quá trình tiến triển bệnh
– Phòng và điều trị đợt cấp
– Giảm tỷ lệ tử vong
4. COPD có lây không?
– Bệnh hoàn toàn không lây.
– Nhưng khi bạn hút thuốc lá trong nhà hoặc sau khi hút thuốc khói thuốc bám vào áo quần, những người xung quanh bạn hít phải khói thuốc này (hút thuốc lá thụ động) thì họ cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
5. Tôi phải làm gì khi được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
– Bỏ thuốc lá (nếu có hút)
– Tránh tiếp xúc các yếu tố nguy cơ
– Tuân thủ điều trị, không tự ý ngưng thuốc hoặc dùng thuốc không có chỉ dẫn của bác sỹ
– Tái khám theo hẹn của bác sỹ
– Hỏi bác sỹ, điều dưỡng về kĩ thuật dùng thuốc mỗi lần tái khám để đảm bảo mình đã sử dụng đúng kĩ thuật.
– Biết và hướng dẫn người thân biết được cách xử trí đúng từng tình trạng bệnh.
– Tiêm phòng:
+ Tiêm phòng cúm hàng năm
+ Tiêm phòng COVID
+ Tiêm phòng phế cầu mỗi 5 năm
+ CDC khuyến cáo tiêm vắc-xin ho gà nếu bệnh nhân chưa tiêm trước đó, và vắc-xin zona ở bệnh nhân > 50 tuổi.
6. Những điều cần lưu tâm khi điều trị tại nhà?
6.1. Tác dụng phụ của thuốc điều trị
– Một số tác dụng phụ hay gặp của thuốc giãn phế quản: khô họng, tim đập nhanh, hồi hộp, run tay, chuột rút, mất ngủ,…
– Một số tác dụng phụ của corticoid hít (ICS): nấm họng, tăng cân, sụt cân, bầm da, rối loạn tiêu hóa.
Khi xuất hiện những tác dụng phụ trên, cần báo ngay cho bác sỹ điều trị
6.2. Đánh giá sự cải thiện triệu chứng
– Thực hiện bảng đánh giá theo thang điểm CAT và mMRC (được đề cập ở mục 8) để đánh giá ảnh hưởng của bệnh trong sinh hoạt và mức độ khó thở.
7. Những thời điểm cần đến gặp bác sỹ?
– Tái khám trong vòng 1 tuần sau đợt cấp hoặc sau khi phát hiện bệnh để theo dõi đáp ứng điều trị, dấu hiệu chuyển nặng, điều chỉnh thuốc, cách dùng thuốc.
– Tái khám định kỳ 1 tháng 1 lần để đánh giá phân loại lại mức độ nặng và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
– Theo dõi chức năng hô hấp mỗi 3- 6 tháng.
– Trong trường hợp cần thiết, bác sỹ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để phát hiện, điều trị, theo dõi các biến chứng và bệnh đồng mắc.
8. Khi nào tôi cần tái khám ngay?
Bạn cần nắm rõ bảng kế hoạch hành động sau để xử trí hợp lý khi có các triệu chứng bất thường:
Để đặt lịch thăm khám và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, liên hệ:
– Phòng khám Hô hấp
– Tổng đài CSKH 1900 2250
– Fanpage: Family Hospital