Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh mạn tính của phổi. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của phản ứng viêm bất thường của đường thở và/hoặc phế nang do phơi nhiễm với các hạt hoặc khí độc hại. Các bệnh đồng mắc và các đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
– Ô nhiễm không khí bao gồm nhiên liệu sinh khối được sử dụng để nấu nướng, hoặc các tác nhân gây ô nhiễm tại nơi làm việc như bụi và hóa chất, cũng có thể làm bệnh tiến triển.
– Hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính trong phần lớn các trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hút thuốc gây tổn thương và viêm lớp niêm mạc của đường dẫn khí vào phổi.
– Những người thiếu một loại protein đặc hiệu (alpha-1 antitrypsin) đóng vai trò bảo vệ phổi có nguy cơ bị tràn khí cao hơn.
– Những người bị nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên khi còn nhỏ dễ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hơn.
– Một số yếu tố nguy cơ khác như nhiễm trùng tái phát, thiếu hụt dinh dưỡng…cũng liên quan đến việc gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

3. Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
– Ho: lúc đầu là vào buổi sáng, sau đó dần tăng nhiều lần suốt đêm.
– Ho ra đàm: ban đầu ít, loãng, càng về sau càng đặc.
– Khó thở: Tiến triển nặng dần theo thời gian và khó thở liên tục. Bệnh nhân phải gắng sức để thở, thở nặng , cảm giác thiếu không khí, hoặc thở hổn hển. Khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp.
– Thường thường xuyên thấy hụt hơi khi làm việc nặng hoặc đi nhanh.
– Thở khò khè có tiếng rít khi thở, đặc biệt là gắng sức hoặc khi triệu chứng bệnh trở nặng
– Khó thở, thở gấp.
– Mệt mỏi, thiếu sức cảm giác như ngực bị nén
– Khó thở khi nghỉ ngơi trong trường hợp nặng
– Cứng ngực
– Viêm phổi

Khi bạn đã có vấn đề về hô hấp, bạn nên gặp bác sỹ để trao đổi về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính càng sớm càng tốt.

4. Phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có nhiều phương pháp để điều trị, phòng ngừa bệnh phát triển một cách hiệu quả.
– Ngừng hút thuốc kể cả thuốc lá điện tử – Biện pháp quan trọng nhất cần thiết để làm chậm tiến triển của bệnh và tăng tỷ lệ sống sót
– Điều trị bằng thuốc: Việc sử dụng thuốc điều trị sẽ giúp bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh và ngăn ngừa đợt cấp tái phát. Người bệnh được khuyến cáo ưu tiên sử dụng các thuốc có tác dụng tại chỗ như thuốc hít, khí dung…gồm thuốc giãn phế quản và corticoid.
– Tránh tiếp xúc với người bệnh, rửa tay thường xuyên, tiêm vắc-xin cúm hàng năm và tiêm vắc-xin viêm phổi khi Bác sĩ đề nghị. Ở một số người, COPD cũng có thể gây giảm khí trong máu.
– Giữ cho không khí trong nhà luôn được sạch sẽ.
– Vaccine phòng ngừa: Người bệnh sử dụng các vaccine phòng cúm, thuốc chủng ngừa phế cầu, liệu pháp oxy.
– Tập thể dục thường xuyên để tăng cường chức năng trao đổi của phổi.
– Điều trị oxy: Sử dùng phương pháp điều trị oxy dài hạn cho bệnh nhân COPD suy hô hấp mạn tính được chứng minh làm gia tăng tỷ lệ sống ở những bệnh nhân giảm oxy máu nặng khi nghỉ.
– Thông khí hỗ trợ: Kết hợp thông khí không xâm lấn và oxy dài hạn có thể hữu ích ở một số bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân tăng CO2 ban ngày.
– Phẫu thuật giảm thể tích phổi: Là phương pháp được áp dụng trong trường hợp ứ khí phế nang nặng, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
– Chế độ ăn uống lành mạnh hạn chế rượu bia, dầu mỡ,… tăng cường chất xơ.
– Hãy gặp bác sỹ thường xuyên. Dùng thuốc theo đúng cách mà bác sỹ hướng dẫn, tái khám định kỳ
– Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có dấu hiệu khó thở tăng lên

5. Phòng tránh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?


– Bỏ thuốc lá và tránh xa các chất kích thích.
– Trẻ em và phụ nữ nên tránh bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp với khói thuốc.
– Sắp xếp lại nơi làm việc và sinh hoạt đảm bảo thông gió tốt là một biện pháp làm giảm thiểu tiếp xúc với chất độc hại từ môi trường sống và làm việc.
– Sử dụng thuốc điều trị và diều trị dự phòng.
– Tập phục hồi chức năng hô hấp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao khả năng gắng sức của bệnh nhân.
– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh.
– Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm bệnh.
– Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ điều trị và tái khám định kỳ.
– Không khí trong nhà và phòng ngủ luôn sạch sẽ, thông thoáng
– Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...