Trật khớp háng nhân tạo có thể xảy ra khi chỏm xương đùi nhân tạo rời khỏi ổ cối. Trật khớp háng nhân tạo xảy ra ở khoảng 2% các bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng. Điều trị bao gồm nắn chỉnh lại khớp háng dưới gây mê. Phẫu thuật lại có thể được chỉ định nếu trật khớp háng tái phát.
Sau khi thay khớp háng nhân tạo, bệnh nhân có thể quay lại sinh hoạt và vận động bình thường. Tuy nhiên để giảm thiểu trật khớp háng, cần có biện pháp phòng ngừa cụ thể liên quan đến vận động và tư thế của khớp háng.
Có một số tư thế đặc biệt, hoạt động mạnh không nên thực hiện vì tăng nguy cơ trật khớp háng. Một số môn thể dục thể thao cũng bị hạn chế như thể dục dụng cụ, yoga.
Các tư thế bị hạn chế bao gồm:
– Bắt chéo chân
– Ngồi xổm: Việc gấp gối lại quá mức như khi ngồi xổm, động tác đứng dậy khi ngồi ghế khiến khớp háng dễ bị trật.
Vì vậy, cũng sẽ nói KHÔNG với bồn cầu bệt:
Nằm, ngồi một chỗ quá lâu:
Các tư thế an toàn khi ngủ!
– Ngủ trên giường, nêm chắc chắn
– Sử dụng gối giữa 2 chân, tránh bắt chéo 2 chân
– Thay đổi tư thế khi không thoải mái
– Không ngủ sấp, không đặt gối dưới 2 đầu gối
Hình các tư thế ngủ an toàn
Hình các tư thế ngủ không an toàn
Tư thế ngồi an toàn
– Trong khi ngồi: ngồi ghế vững chắc với lưng thẳng, giữ hông và đầu gối ở góc 90o.
– Không ngồi ở ghế thấp hoặc quá mềm làm háng gập quá mức.
Khi ngồi xuống: Lùi lại cho đến khi đầu gối chạm vào giường/ ghế. Đưa tay ra sau vịn vào ghế. Hạ từ từ về tư thế ngồi (Tránh cúi về phía trước gây gập thân người)
Khi đứng dậy: Tiến sát tới mép giường/ ghế. Không cúi thân người về phía trước. Đặt tay lên tay ghế chống tay để đứng dậy.