Căng da trán thái dương có hỗ trợ nội soi

1. Phẫu thuật căng da trán thái dương có hỗ trợ của nội soi là gì ?
– Là phẫu thuật trên da và mô dưới da vùng trán, trên cung mày điều chỉnh các thay đổi ở các mô này do lão hóa.
– Với hỗ trợ của nội soi, phẫu thuật sẽ xóa đi những nếp nhăn vùng trá, giảm sự sa xệ của chân mày, giúp cho bạn có khuôn mặt trẻ trung hơn

2. Phẫu thuật được chỉ định khi nào ?
– Tình trạng sa xệ, kém đàn hồi, bị nhăn của mô mềm vùng trán do lão hóa.
– Cung mày sa xệ, da mi trên sa xệ nhiều ảnh hưởng thị lực
– Vị trí, cấu trúc gợi nét già nua của khuôn mặt.

3. Phẫu thuật được tiến hành ra sao ?
– Phương pháp vô cảm: Phẫu thuật thông qua gây mê toàn thân
– Các bước tiến hành
Bác sỹ sẽ khám tư vấn về tình trạng sức khỏe, mong muốn của khách hàng, tư vấn phương pháp mổ, chăm sóc sau mổ…
+ Đường rạch da: 3-5 điểm ( giữa, hai bên thái dương) cách chân tóc 4-5 cm. Với hệ thống nội soi hỗ trợ, bác sỹ sẽ bóc tách tạo vạt da vùng trán, bóc tóc tách lớp cân cơ trán
+ Đánh dấu trên xương sọ.
+ Khoang xương 2 tới 3 điểm nhỏ
+ Treo lớp cân cơ trán bằng endotide được cố định vào xương sọ
+ Cắt bỏ da thừa
+ Đóng da
+ Dẫn lưu
+ Băng ép

4. Căng da trán thái dương với nội soi hỗ trợ có ưu điểm gì ?
– Căng da trán thái dương với nội soi hỗ trợ sẽ kéo căng vùng da chảy xệ vùng trán, chân mày, da chùng mí trên
– Phẫu thuật thông qua những vết rạch nhỏ trên vùng trán nên chăm sóc vết thương thuận lợi hơn, sẹo hầu như không thấy

5. Phẫu thuật căng da trán nội soi mất bao lâu ?
– Thời gian phẫu thuật từ 1.5-2 tiếng

6. Phẫu thuật căng da trán nội soi có biến chứng gì ?
– Biến chứng chứng chung của quá trình gây tê, tiền mê hoặc gây mê như:
+ Phản ứng thuốc, rối loạn hô hấp, rối loạn tuần hoàn.
+ Cảm giác buồn nôn, chóng mặt trong thời gian ngắn sau phẫu thuật do tác dụng phụ của thuốc.
– Sưng nề:
+ Thông thường,sưng nề sẽ giảm hết trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày, bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường.Để giảm sưng nề, trong khoảng 1 tuần đầu, cần kê gối nằm cao, cần chườm lạnh trong 48h đầu
– Viêm nhiễm vết mổ:
+ Thông thường hay gặp vào ngày 5-14 sau phẫu thuật, chăm sóc vết thương đúng cách, dùng thuốc theo chỉ định thì nhiễm trùng sẽ khỏi
– Tụ máu:
+ Băng ép, dẫn lưu trong vòng 24-48 giờ đầu.
+ Nếu tụ máu nhiều hoặc đang chảy máu phải tiến hành mở vết thương cầm máu, lấy máu tụ
– Không cân xứng, mức độ căng da mô mềm quá đáng, không hiệu quả.
– Ảnh hưởng đến thần kinh vùng mặt:
+ Do chèn ép, phù nề: Thông thường khoảng 1 tuần đên 10 ngày sẽ hết
+ Nếu tổn thương dây thần kinh: Tiến hành khâu nối dây thần kinh
– Hoại tử da: Nếu hoại tử da ít sẽ tự khỏi, nếu diện hoại tử rộng phải tiến hành tái phẫu thuật khâu da
– Sẹo xấu: Thỉnh thoảng sẽ gặp sẹo lồi, sẹo quá phát. Khsc hàng phải tái khám theo hẹn để phát hiện sớm, xử trí kịp thời

7. Cần lưu ý gì trước phẫu thuật
– Nhịn ăn, nhịn uống theo hướng dẫn
– Tẩy trang, và lau sạch sơn móng tay, móng chân
– Tắm rửa, vệ sinh răng miệng, vệ sinh vùng mổ bằng xà phòng diệt khuẩn.
– Gội đầu kỹ càng, có thể cắt bớt tóc, vén tóc gọn gàng
– Tránh uống rượu bia trước PT tối thiểu 3 ngày
– Cần trao đổi với bác sỹ phẫu thuật để quyết định tạm ngưng sử dụng các thuốc có thể gây dễ xuất huyết trong quá trình phẫu thuật.
– Tháo gởi trang sức, tiền, vật dụng cá nhân cho người nhà hoặc điều dưỡng cất giữ (Có ký nhận).
– Tháo răng giả (nếu có) hoặc báo cho điều dưỡng biết nếu không tháo ra được.

8. Cần lưu ý gì sau phẫu thuật
– Có thể cần đặt dẫn lưu từ 1- 2 ngày.
– Nên thay băng rửa vết thương tại TTTM tối thiểu trong 3 ngày đầu tiên sau phẫu thuật.
– Băng ép vùng trán tối thiểu 1 tuần.
– Có thể chườm lạnh trong vòng 3 ngày đầu tiên sau PT để giảm đau, giảm sưng nề và bầm tím.
– Có thể chườm ấm từ ngày thứ tư sau phẫu thuật để giảm sưng nề và bầm tím.
– Gội đầu nhẹ nhàng vào ngày thứ 2 sau mổ trước khi rửa vết thương.
– Tránh để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với nước trong thời gian chưa cắt chỉ.
– Chấm rửa nhẹ nhàng bằng Povidine và bôi kem kháng sinh để bảo vệ vết thương nếu có tiếp xúc với nước hoặc môi trường bẩn.
– Khách hàng có thể tắm gội bình thường sau khi đã cắt chỉ 24h.
– Hạn chế các thức ăn có thể gây sẹo lồi như tôm, cua, thịt bò, rau muống trong 3 tháng.
– Thời gian cắt chỉ và tháo ghim (nếu có): 7 – 10 ngày.
– Không đội mũ bảo hiểm trong vòng 1 tuần.
– Có thể đau đầu nhẹ kéo dài đến 6 tháng, cường độ đau sẽ giảm dần.
– Dùng thuốc theo toa của bác sỹ.
– Cần tái khám khi đau nhiều, vết mổ chảy máu, nhiễm trùng hoặc có dấu hiệu bất thường nào khác.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...