Cấy ghép implant trong nha khoa

I. ĐỊNH NGHĨA:

     Là kỹ thuật trồng răng giả bằng cách cấy ghép vào xương hàm tại vị trí chân răng cũ một chiếc chân răng nhân tạo, sau đó gắn lên chân răng này những chiếc răng giả.

II. Vì sao cấy ghép IMPLANT là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất?

  Hàm giả tháo lắp Bọc răng sứ Cấy ghép
Implant
Ưu điểm 1. Tháo lắp dễ dàng.
2. Đảm bảo ăn nhai cơ bản, nhẹ nhàng.
3. Ít hoặc không xâm lấn khi thực hiện.
1. Có tính thẩm mỹ cao.
2. Chức năng ăn nhai cao hơn hàm giả tháo lắp.
3. Khá an toàn với cơ thể.
1. Thẩm mỹ hài hòa, gần như mong muốn.
2. Ăn nhai gần như răng thật, thoải mái ăn uống kể cả thức ăn dẻo, cứng.
3. Tương thích hoàn hảo với cơ thể.
4. Vững chắc như răng thật.
5. Không cần mài mòn hai răng kế cận, giảm thiểu nguy cơ mất thêm răng, nếu mất 1 răng.
6. Ngăn ngừa hậu quả tiêu xương và mất thêm răng.
7. Áp dụng cho mọi trường hợp mất răng và hầu như tất cả mọi người.

Khuyết điểm
1. Lực nhai yếu, không nhai được thức ăn cứng và dai.
2.  Lỏng lẻo, gây vướng cộm trong miệng.
Dễ rớt ra khi ăn nhai sau một thời gian sử dụng.
3.  Dễ bị tiêu xương hàm, tụt nướu, gương mặt lão hóa sớm.
4. Dễ gây hôi miệng nếu nền hàm không khít.
5. Bất tiện vì phải thường xuyên tháo ra vệ sinh sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
1. Dễ bị tiêu xương hàm, tụt nướu, lão hóa gương mặt sớm.
2.  Vì phải mài hai răng kế cận khi làm cầu nên dễ gây tổn thương tủy răng, dẫn đến viêm tủy, nhiễm trùng và mất hai răng thật này.
3. Dễ gây hôi miệng viêm nướu.
4. Có thể gây ê buốt sau khi mài.
5. Chỉ áp dụng trường hợp mất 1 hay vài răng.
1. Thời gian điều trị lâu.
2. Chăm sóc kĩ lưỡng như chăm sóc răng thật.
3. Chi phí cao.
4. Đòi hỏi thiết bị, máy móc hiện đại và tay nghề chuyên môn giỏi.
Độ bền Tuổi thọ ngắn, 3 – 5 năm sau phải làm lại từ đầu. Tuổi  thọ trung bình, 7- 10 năm sau nếu chăm sóc tốt. Tuổi thọ rất cao, lên đến 20 năm thậm chí vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt.
Chi phí Thấp Cao và phải làm nhiều lần. Giá cao hơn nhưng chỉ làm 1 lần.

 

III. CHỈ ĐỊNH:

  • Bệnh nhân mất răng nhưng không muốn sử dụng hàm tháo lắp, không muốn mài răng thật. Đặc biệt là trong trường hợp mất nhiều răng, mất răng toàn hàm.
  • Những rối loạn chức năng hay bị thoái hóa của hàm giả tháo lắp.
  • Bệnh nhân muốn tăng tính ổn định bền vững thay cho hàm tháo lắp.
  • Bệnh nhân không muốn thực hiện cầu răng vì bị mài các răng thật bên cạnh.
  • Trường hợp răng thật làm trụ không đủ mạnh khỏe để làm trụ cầu.
  • Trường hợp bệnh nhân muốn bảo tồn xương hàm khi bị mất răng.

IV. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ:

  • Thời gian thực hiện thủ thuật cấy implant vào xương thường nhanh, khoảng 20 – 60 phút cho 1 trụ.
  • Thời gian chờ cho implant tích hợp vào xương thường 3 – 6 tháng tùy trường hợp.
  • Tuy nhiên thời gian để phục hình răng trên Implant có thể ngay lập tức hay không tùy vào từng loại Implant, nhu cầu và xương của từng bệnh nhân.

V. BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ:

5.1. Ăn nhai khó khăn:

  • Khi thiếu răng khả năng ăn nhai sẽ giảm đi, gây khó khăn cho ăn nhai, đôi khi không thể ăn nhai được nếu mất nhiều răng, đặc biệt là các răng mất liên tục nhau..
  • Bệnh nhân không thể nhai thức ăn dai, cứng, thức ăn không được nghiền nhỏ, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột.
  • Đôi khi gây chấn thương môi, má và đặc biệt là lưỡi trong quá trình hoạt động ăn nhai.

5.2. Xáo trộn khớp cắn:

  • Khi mất răng, các răng kế cạnh có xu hướng  nghiêng vào khoảng trống răng mất.
  • Các răng đối diện của răng bị mất có xu hướng bị trồi dài quá mức.
  • Về lâu dài dẫn đến sự biến đổi đường  khớp cắn và sự thay đổi hình thái của khuôn mặt.
  • Khi này việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn và nguy cơ sai khớp cắn, tổn thương và mất thêm các răng kế cận.

5.3. Tiêu xương:

  • Tiêu xương ổ vùng mất răng là tiến trình hiển nhiên nếu bệnh nhân mất răng mà không được phục hình răng giả.
  • Implant là phương pháp phục hình răng giả hoàn hảo nhất để ngăn chặn quá trình mất xương này.

5.4. Lão hóa da mặt sớm:

  • Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt.
  • Khi mất nhiều răng mà không được phục hồi, hai má có xu hướng hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn, làm cho khuôn mặt già đi rất nhiều so với tuổi thọ.
  • Tuy nhiên các phương pháp thông thường như cầu răng hoặc răng giả tháo lắp thường không phục hồi hoàn toàn được những nhược điểm này.

5.5. Phát âm không chính xác:

  • Khi mất răng, đặc biệt vùng răng cửa hoặc mất nhiều răng mà không phục hồi sẽ  ảnh hưởng đến phát âm do giảm hoặc mất mối tương quan răng, môi, lưỡi dẫn đến phát âm không rõ, phát âm không chính xác.
  • Với phương pháp phục hình tháo lắp thì vấn đề này caỉ thiện hâu như không nhiều. Tuy nhiên với Implant hoặc cầu răng thì chất lượng phát âm được cải thiện khá rõ rệt.

VI. NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI CẤY GHÉP IMPLANT:

  • Tùy vào từng loại Implant, có ghép xương và màng, nâng xoang kín hay hở thì chi phí cho 1 Implant là khác nhau.
  • Trước ngày cắm ghép, bệnh nhân nên ăn uống, nghỉ ngơi giữ tinh thần thoải mái để có trạng thái sức khỏe tốt nhất. Không sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia, rượu,…
  • Ngừng sử dụng thuốc chống đông trong 1 tuần… trước khi tiến hành điều trị.
  • Thực hiện các cần lâm sàng: X quang, xét nghiệm nếu cần.

VII. NHỮNG LƯU Ý SAU KHI CẤY GHÉP IMPLANT:

  • Sự tồn tại bền vững của Implant phụ thuộc chặt chẽ vào tình trạng vệ sinh răng miệng cá nhân của bệnh nhân.
  • Nếu không sẽ dẫn đến những bệnh lý quanh implant: Viêm đỏ, lung lay, đau khi ăn nhai,…
  • Bệnh nhân cần chải răng kỹ càng kết hợp với súc nước súc miệng và chỉ nha khoa.
  • Tránh ăn nhai hay cắn các vật quá cứng trong quá trình sử dụng.
  • Nếu có bất thường: Đau nhức, tê bì hay lung lay cần đi kiểm tra ngay.
  • Tái khám định kì 6 tháng/ lần.