Chụp CT động mạch vành

1. Chụp CT động mạch vành là gì?
– Chụp CT động mạch vành là sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc đối quang i-ốt để làm hiện hình hệ thống động mạch vành, cấu trúc buồng tim và van tim trên hình ảnh cắt lớp.
– Do động mạch vành có kích thước nhỏ và co bóp liên tục của tim, chuyển động của hô hấp vì vậy để đánh giá tốt hệ thống động mạch vành cần được chụp ở hệ thống máy có độ phân giải cao từ 64 dãy trở lên.

2. Chụp CT động mạch vành có lợi ích gì?
– Chụp CT động mạch vành thường được sử dụng để chẩn đoán mạch máu bị tắc nghẽn ở tim gây thiếu máu cơ tim, dẫn đến suy tim, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

Người bệnh có thể chụp khi có các yếu tố sau:
– Đau ngực không điển hình.
– Các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch như tăng mỡ máu, đái tháo đường, hút thuốc lá, tăng huyết áp,…
– Nghi ngờ bệnh lý mạch vành khi đã có các kết quả xét nghiệm khác như: Trắc nghiệm gắng sức, siêu âm tim, ECG,…


Chụp CT mạch vành giúp đánh giá chính xác bệnh mạch vành

3. Cần chuẩn bị gì trước khi chụp CT động mạch vành?
Để có kết quả chính xác, bệnh nhân cần phải chắc chắn và hợp tác với nhân viên y tế:
– Nín thở được 10-12s.
– Được bác sỹ lâm sàng cho sử dụng thuốc giảm nhịp tim (đối với nhịp tim
>65 lần/phút ).
– Nhịn ăn trước chụp 4 – 6 giờ.
– Không dùng cà phê, trà, chất kích thích trước chụp (sẽ làm nhịp tim nhanh hơn)

4. Cần lưu ý gì trong khi chụp CT động mạch vành?
– Cần phối hợp tốt với nhân viên y tế để có kết quả tốt nhất.
– Phải tuyệt đối nằm im.
– Hít vào – nín thở – thở ra theo hiệu lệnh của máy để đảm bảo hình ảnh.
– Tổng thời gian thực hiện ước tính khoảng 30 – 60 phút. Những trường hợp nhịp tim nhanh không ổn định thì thời gian chụp có thể dài hơn 1-3 tiếng.

5. Cần lưu ý gì sau khi chụp CT động mạch vành?
– Nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 30 – 45 phút để theo dõi.
– Báo ngay cho nhân viên y tế hoặc đến khám khi có một trong các triệu chứng sau:
+ Nôn, ngứa, phát ban, choáng váng, rét run, đau ngực, khó thở.
+ Sốt hoặc ớn lạnh.
– Thời gian trả kết quả sẽ tùy thuộc vào bệnh lý (nếu có).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...