Cùng tìm hiểu về loãng xương

1. Loãng xương là gì?
– Là một rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương, xương sốp và yếu đi do đó làm tăng nguy cơ gãy xương.
– Loãng xương được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh có triệu chứng và diễn biến âm thầm, thường bị bỏ sót cho đến khi có biến chứng gãy xương xảy ra. Biến chứng phổ biến là: gãy xương cột sống, gãy cổ xương đùi và gãy đầu dưới xương cẳng tay, gây đau đớn và tàn phế cho người bệnh.
– Loãng xương phần lớn là do nguyên nhân lớn tuổi, tuy nhiên cũng có thể do các bệnh lí khác làm thúc đẩy quá trình loãng xương như: suy thận, viêm khớp dạng thấp, suy các tuyến sinh dục sớm, dùng thuốc corticoid, thuốc chống động kinh hay Heparin kéo dài,…

2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương là gì?

3. Tiêu chuẩn được sử dụng để chẩn đoán loãng xương?
– Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đo mật độ xương (BMD) ở vùng cột sống thắt lưng và cổ xương đùi 2 bên bằng phương pháp DXA là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương hiện nay, đồng thời giúp dự báo nguy cơ gãy xương trong tương lai của bệnh nhân cũng như theo dõi hiệu quả điều trị.

4. Điều trị loãng xương như thế nào?
Loãng xương cần kết hợp cả điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc

4.1. Các phương pháp không dùng thuốc giúp dự phòng và điều trị
– Chế độ ăn uống:
+ Bổ sung nguồn thức ăn giàu calci theo nhu cầu của cơ thể: từ 1.000 – 1.500 mg hàng ngày. Từ các nguồn: Thức ăn, sữa và dược phẩm).

+ Tránh các yếu tố nguy cơ: Thuốc lá, café, rượu,… tránh thừa cân hoặc thiếu cân.
– Chế độ sinh hoạt: Tăng cường vận động, tăng dẻo dai cơ bắp, tránh té ngã,…
– Sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình (cho cột sống, cho khớp háng) giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.

4.2. Các thuốc điều trị loãng xương
– Các thuốc bổ sung nếu chế độ ăn không đủ (dùng hàng ngày trong suốt quá trình điều trị):
+ Calci: Cần bổ sung calci 500 – 1.500 mg hàng ngày.
+ Vitamin D 800 – 1.000 UI hàng ngày (hoặc chất chuyển hoá của vitamin D là Calcitriol 0,25 – 0,5 mcg, thường chỉ định cho các bệnh nhân lớn tuổi hoặc suy thận vì không chuyển hóa được vitamin D).
– Dùng thuốc chống hủy xương hoặc tăng tạo xương theo hướng dẫn của bác sỹ.
– Chú ý: các thuốc chống hủy xương nhóm Biphosphonate phải dùng liên tục kéo dài ít nhất 3-5 năm.

BS.CKI Đinh Thị Kim Cúc
Đơn vị Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Gia Đình

Tất cả chúng ta đều có nguy cơ đối mặt với bệnh loãng xương, đặc biệt là khi cơ thể bước dần vào độ tuổi trung niên. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, boăn khoăn hoặc cần điều trị loãng xương, các vấn đề của tình trạng cơ xương khớp.

Đừng ngần ngại kết nối với các Bác sỹ Đơn vị Cơ Xương Khớp Family qua: