Đặt nội khí quản những điều cần biết

1. Đặt nội khí quản là gì?
– Đặt nội khí quản là việc luồn ống nội khí quản qua đường mũi hoặc đường miệng vào trong khí quản cho bệnh nhân.
– Trong trường hợp bệnh nhân cấp cứu, thủ thuật cần thực hiện nhanh chóng và kịp thời để không gây ra tai biến do chậm khai thông đường thở.

2. Mục đích của đặt nội khí quản là gì?
– Duy trì hô hấp khi bệnh nhân bị suy hô hấp.
– Hỗ trợ hô hấp khi bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở.
– Bảo vệ đường thở khi bệnh nhân hôn mê hoặc mất phản xạ đường thở.
– Kiểm soát đường thở khi thực hiện phẫu thuật cần mê nội khí quản.

3. Những trường hợp nào cần phải đặt nội khí quản?
– Khai thông hay bảo vệ đường thở: Bệnh nhân sẽ được chỉ định đặt nội khí quản khi cần tạo điều kiện hút đàm, chất tiết hoặc các vấn đề như:
+ Bít tắc đường hô hấp cấp tính do co thắt thanh quản, có dị vật đường thở,…
+ Mất phản xạ bảo vệ đường thở do chấn thương vùng đầu, ngừng tuần hoàn,…
– Thông khí nhân tạo xâm nhập: Thủ thuật đặt nội khí quản còn được dùng trong các trường hợp:
+ Gây mê đường hô hấp cho bệnh nhân.
+ Hỗ trợ bệnh nhân suy hô hấp giảm oxy máu do viêm phổi, phù phổi.
+ Tăng khí carbonic do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen phế quản,…

4. Các biến chứng thường gặp khi đặt nội khí quản?
4.1. Trong khi đặt nội khí quản
– Rách hầu họng hay khí quản.
– Chảy máu.
– Thiếu oxy.
– Tổn thương dây thanh âm.
– Rách môi hay lưỡi do dùng lực quá mạnh.
– Nôn và dịch dạ dày vào đường hô hấp dưới.
– Đặt ống nội khí quản quá sâu.
– Rối loạn nhịp tim
– Tăng áp lực nội sọ.
– Tràn khí màng phổi.
– Tổn thương, gãy răng.
– Đặt nhầm vào thực quản.
– Chấn thương cột sống cổ
– Tụt huyết áp và nhịp tim chậm.

4.2. Khi lưu ống nội khí quản
– Tắc ống nội khí quản.
– Tuột ống hoặc vào phế quản.
– Tuột máy thở.
– Loét môi, lưỡi.

4.3. Sau khi rút nội khí quản
– Hẹp khí quản.
– Loét đường thở.
– U hạt thanh quản.
– Khàn tiếng/ Mất tiếng (có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày).

5. Nếu không thực hiện đặt ống nội khí quản sẽ dẫn đến biến chứng gì?
– Nếu không đặt nội khí quản tình trạng người bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể tử vong.

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với đội ngũ bác sỹ giỏi chuyên môn, khả năng chẩn đoán xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp; điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị y khoa hiện đại; tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 24/24 cho tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tới tính mạng; giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...