Đừng để đại dịch COVID-19 làm trì hoãn việc khám và tầm soát những khối u vì nếu khám phá chúng chậm sẽ khiến việc điều trị phức tạp và khó khăn hơn.
1-DAKU là gì?
2-DAKU được sử dụng trong chăm sóc ung thư như sao?
3-DAKU được đo như thế nào?
4-NCI có hướng dẫn cho việc sử dụng DAKU không?
5-DAKU nào được sử dụng, trong bối cảnh COVID–19 và cho loại ung thư nào?
6-DAKU có thể được sử dụng cho sàng lọc ung thư?
7-Nghiên cứu để phát hiện dấu ấn ung thư tốt hơn?
1-DẤU ẤN KHỐI U (DAKU) là gì?
DAKU là các chất được tạo ra bởi ung thư hoặc bởi các tế bào khác của cơ thể để đáp ứng với bệnh ung thư hoặc một số trường hợp u lành tính (không ung thư). Hầu hết các DAKU được tạo ra bởi các tế bào bình thường cũng như các tế bào ung thư; tuy nhiên, chúng được sản xuất ở mức cao hơn nhiều trong tình trạng ung thư. Những chất này có thể được tìm thấy trong máu, nước tiểu, phân, mô khối u hoặc các mô khác hoặc dịch cơ thể của một số bệnh nhân bị ung thư. Hầu hết các DAKU là protein. Tuy nhiên, gần đây, các kiểu hình gen và thay đổi DNA cũng đã bắt đầu được sử dụng làm DAKU.
Nhiều DAKU đặc trưng khác nhau và đang được sử dụng lâm sàng. Một số chỉ liên quan đến một loại ung thư, trong khi những loại khác có liên quan đến hai hoặc nhiều loại ung thư. Không có loại DAKU nào có thể phát hiện toàn bộ loại ung thư và không có loại DAKU nào đặc trưng cho một loại ung thư.
Có một số hạn chế đối với việc sử dụng các DAKU. Đôi khi, trường hợp u lành tính (không ung thư) có thể làm cho chỉ số của các DAKU nhất định tăng lên. Ngoài ra, không phải tất cả mọi người mắc một loại ung thư sẽ có chỉ số DAKU liên quan đến ung thư đó cao. Hơn nữa, các DAKU chưa được xác định cho mọi loại ung thư.
2-DAKU được sử dụng trong chăm sóc ung thư như sao?
Các DAKU được sử dụng để giúp phát hiện, chẩn đoán và theo dõi một số loại ung thư. Mặc dù chỉ số cao của một DAKU có thể gợi ý sự hiện diện của ung thư, nhưng điều này không đủ để chẩn đoán ung thư. Do đó, các xét nghiệm DAKU thường được kết hợp với các xét nghiệm khác, chẳng hạn như sinh thiết, và chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán ung thư.
Chỉ số DAKU có thể được định lượng trước khi điều trị để giúp các bác sỹ lên kế hoạch điều trị thích hợp. Trong một số loại ung thư, chỉ số DAKU phản ánh giai đoạn (mức độ) của bệnh và / hoặc tiên lượng bệnh.
Các DAKU cũng có thể được xét nghiệm định kỳ trong quá trình điều trị ung thư. Việc giảm chỉ số DAKU hoặc trở lại mức bình thường có thể chỉ ra rằng ung thư đang đáp ứng với điều trị, trong khi không có thay đổi hoặc tăng có thể cho thấy ung thư không đáp ứng.
Các DAKU cũng có thể được xét nghiệm sau khi kết thúc điều trị để kiểm tra sự tái phát (sự trở lại của ung thư).
3-DAKU được đo như thế nào?
Bác sỹ lấy mẫu mô khối u hoặc dịch cơ thể và gửi nó đến phòng thí nghiệm và có các phương pháp khác nhau được sử dụng để định lượng DAKU.
Nếu DAKU được sử dụng để xác định xem điều trị có hiệu quả hay có tái phát hay không, DAKU sẽ được định lượng trong nhiều mẫu được lấy theo thời gian. Phương pháp đo theo chuỗi này cho thấy mức độ của dấu ấn đang tăng, giữ nguyên hay giảm, sẽ có ý nghĩa hơn so với phương pháp đo đơn lẻ.
4-NCI có hướng dẫn cho việc sử dụng DAKU không?
NCI (National Cancer Institute) không có hướng dẫn. Tuy nhiên, một số tổ chức trong nước và quốc tế có hướng dẫn cho việc sử dụng các DAKU đối với một số loại ung thư:
• Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) đã công bố hướng dẫn lâm sàng (clinical practice guidelines) về nhiều chủ đề, bao gồm các DAKU cho ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi.
• Học viện Hóa sinh lâm sàng Quốc gia công bố hướng dẫn thực hành y học trong phòng thí nghiệm, bao gồm “Use of Tumor Markers in Clinical Practice: Quality Requirements”, trong đó tập trung vào việc sử dụng DAKU thích hợp cho bệnh ung thư cụ thể.
5-DAKU nào được sử dụng, trong bối cảnh COVID – 19 và cho loại ung thư nào?
Một số dấu ấn khối u hiện đang được sử dụng cho một loạt các loại ung thư. Mặc dù hầu hết trong số này có thể được thử nghiệm trong các phòng thí nghiệm đáp ứng các tiêu chuẩn theo điều luật « Cải Tiến Phòng Thí Nghiệm Lâm Sàng » (CLIA) , một số không thể và do đó có thể được coi là thử nghiệm.
Đừng để đại dịch COVID-19 làm trì hoãn việc khám và tầm soát những khối u vì nếu khám phá chúng chậm sẽ khiến việc điều trị phức tạp và khó khăn hơn.
Các dấu hiệu khối u hiện đang được sử dụng phổ biến được liệt kê dưới đây.
5-1- Sắp xếp lại và biểu hiện quá mức của gen ALK:
• Các loại ung thư: Ung thư phổi không tế bào nhỏ và u lympho tế bào lớn anaplastic
• Mẫu phân tích: Khối u
• Công dụng: Để giúp xác định điều trị và tiên lượng
5-2- Alpha-fetoprotein (AFP):
• Loại ung thư: ung thư gan và u tế bào mầm
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: giúp chẩn đoán ung thư gan và theo dõi đáp ứng điều trị; đánh giá giai đoạn, tiên lượng và theo dõi đáp ứng điều trị của u tế bào mầm.
5-3- Beta-2-microglobulin (B2M):
• Loại ung thư: đa u tủy xương, bạch cầu kinh dòng lympho, một số u lympho
• Mẫu phân tích: máu, nước tiểu, hoặc dịch não tủy
• Công dụng: xác định tiên lượng và theo dõi đáp ứng điều trị.
5-4- Beta-human chorionic gonadotropin (Beta-hCG):
• Loại ung thư: ung thư biểu mô và u tế bào mầm
• Mẫu phân tích: nước tiểu or máu
• Công dụng: đánh giá giai đoạn, tiên lượng và đáp ứng điều trị.
5-5- Đột biến gen BRCA1 & BRCA2:
• Loại ung thư: ung thư buồng trứng, ung thư vú
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: xác định điều trị bằng liệu pháp “gen đích” có thích hợp không.
5-6- Gen hợp nhất BCR-ABL ( nhiễm sắc thể Philadelphia):
• Loại ung thư: bạch cầu kinh dòng tủy, bạch cầu cấp dòng lympho, bạch cầu cấp dòng tủy
• Mẫu phân tích: máu và/hoặc tủy xương
• Công dụng: xác nhận chẩn đoán, dự đoán đáp ứng với liệu pháp “gen đích”, và theo dõi tình trạng bệnh.
5-7- đột biến BRAF V600:
• Loại ung thư: u ác tính ở da và ung thư đại trực tràng
• Mẫu phân tích: khối u
• Công dụng: chọn những bệnh nhân được hưởng lợi từ việc điều trị với liệu pháp “gen đích” nhất định.
5-8- C-kit/CD117:
• Loại ung thư: khối u mô đệm đường tiêu hóa và khối u ác tính niêm mạc.
• Mẫu phân tích: khối u
• Công dụng: giúp chẩn đoán và xác định điều trị.
5-9- CA15-3/CA27.29:
• Loại ung thư: ung thư vú
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: đánh giá liệu điều trị có hiệu quả hay bệnh đã tái phát.
5-10- CA19-9:
• Loại ung thư: ung thư tụy, ung thư túi mật, ung thư ống mật và ung thư dạ dày
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: đánh giá điều trị có hiệu quả hay không.
5-11- CA-125:
• Loại ung thư: ung thư buồng trứng
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: giúp chẩn đoán, đánh giá đáp ứng điều trị và tái phát bệnh
5-12- Calcitonin:
• Loại ung thư: ung thư tuyến giáp thể tủy
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: chẩn đoán, kiểm tra hiệu quả điều trị và đánh giá tái phát.
5-13- CD20:
• Loại ung thư: u lympho không Hodgkin
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: xác định điều trị bằng liệu pháp gen đích có thích hợp không.
5-14- Chromogranin A (CgA):
• Loại ung thư: khối u thần kinh
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: chẩn đoán, đánh giá đáp ứng điều trị và tái phát bệnh
5-15- Các nhiễm sắc thể 3, 7, 17, and 9p21:
• Loại ung thư: ung thư bàng quang
• Mẫu phân tích: nước tiểu
• Công dụng: giúp theo dõi tái phát khối u.
5-16- Các tế bào khối u lưu hành có nguồn gốc từ biểu mô (CELLSEARCH®):
• Loại ung thư: ung thư vú di căn, tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: cho biết quyết định lâm sang, đánh giá tiên lượng.
5-17- Cytokeratin fragment 21-1:
• Loại ung thư: ung thư phổi
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: theo dõi tái phát bệnh.
5-18- đột biến gen EGFR:
• Loại ung thư: ung thư phổi tế bào không nhỏ
• Mẫu phân tích: khối u
• Công dụng: giúp xác định điều trị và tiên lượng bệnh.
5-19- Estrogen receptor (ER)/progesterone receptor (PR):
• Loại ung thư: ung thư vú
• Mẫu phân tích: khối u
• Công dụng: xác định xem điều trị bằng liệu pháp hormone và một số liệu pháp gen đích có thích hợp không.
5-20- HE4 (human epididymis secretory protein 4)) protein mào tinh hoàn người 4:
• Loại ung thư: ung thư buồng trứng
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: lên kế hoạch điều trị, đánh giá tiến triển bệnh, theo dõi tái phát.
5-21- Khuếch đại gen HER2 /Neu (ERBB2) hoặc protein biểu hiện quá mức:
• Loại ung thư: ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư biểu mô dạ dày thực quản
• Mẫu phân tích: khối u
• Công dụng: xác định xem liệu điều trị bằng liệu pháp gen đích có thích hợp hay không.
Lưu ý: ERBB2 = V-Erb-B2 Avian Erythroblastic Leukemia Viral Oncogene Homolog 2 = Erb-B2 Receptor Tyrosine Kinase 2.
5-22- Fibrin/fibrinogen:
• Loại ung thư: ung thư bàng quang
• Mẫu phân tích: nước tiểu
• Công dụng: theo dõi tiến triển bệnh và đáp ứng điều trị.
5-23- đột biến gen KRAS:
• Loại ung thư: ung thư đại trực tràng và ung thư phổi tế bào không nhỏ
• Mẫu phân tích: khối u
• Công dụng: xác định xem điều trị bằng liệu pháp gen đích có thích hợp không.
5-24- Immunoglobulins:
• Loại ung thư: đa u tủy xương và Waldenström macroglobulinemia
• Mẫu phân tích: máu và nước tiểu
• Công dụng: giúp chẩn đoán bệnh, đánh giá đáp ứng điều trị và tái phát bệnh
5-25- Lactate dehydrogenase:
• Loại ung thư: u tế bào mầm, u lympho, bệnh bạch cầu, khối u ác tính và u nguyên bào thần kinh
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: đánh giá giai đoạn, tiên lượng và đáp ứng điều trị.
5-26- Neuron-specific enolase (NSE):
• Loại ung thư: ung thư phổi tế bào nhỏ và u nguyên bào thần kinh
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: giúp chẩn đoán và đánh giá đáp ứng điều trị.
5-27- Nuclear matrix protein 22:
• Loại ung thư: ung thư bàng quang
• Mẫu phân tích: nước tiểu
• Công dụng: theo dõi đáp ứng điều trị
5-28- Programmed death ligand 1 (PD-L1):
• Loại ung thư: ung thư phổi tế bào không nhỏ
• Mẫu phân tích: khối u
• Công dụng: xác định xem điều trị bằng liệu pháp gen đích có thích hợp không.
5-29- Prostate-specific antigen (PSA):
• Loại ung thư: ung thư tuyến tiền liệt
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: giúp chẩn đoán, đánh giá đáp ứng điều trị và tái phát bệnh.
5-30- Thyroglobulin:
• Loại ung thư: ung thư tuyến giáp
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: đánh giá đáp ứng điều trị và tái phát bệnh.
5-31- Urokinase plasminogen activator (uPA) and plasminogen activator inhibitor (PAI-1):
• Loại ung thư: ung thư vú
• Mẫu phân tích: khối u
• Công dụng: xác định mức độ xâm lấn của ung thư và hướng dẫn điều trị.
5-32- 5-Protein signature (OVA1®):
Thử nghiệm OVA1 là xét nghiệm huyết thanh định tính kết hợp kết quả của năm xét nghiệm miễn dịch thành một kết quả số duy nhất. Các xét nghiệm bao gồm:
a- CA125 (tăng trong khối u buồng trứng)
b- Apolipoprotein A1 (giảm trong khối u buồng trứng)
c- Beta-2 microglobulin (tăng trong khối u buồng trứng)
d- Transferrin (giảm trong khối u buồng trứng)
e- Pre-albumin (giảm trong khối u buồng trứng)
• Loại ung thư: ung thư buồng trứng
• Mẫu phân tích: máu
• Công dụng: đánh giá trước phẫu thuật khối xương chậu cho nghi ngờ ung thư buồng trứng.
5-33- 21-Gene signature (Oncotype DX®):
• Loại ung thư: khối u dương tính với thụ thể hormon giai đoạn I, II hoặc IIIa chưa lan rộng đến hơn 3 hạch bạch huyết và âm tính HER2. Có thể được sử dụng cho DCIS (ung thư biểu mô ống trong ung thư vú tại chỗ hoặc giai đoạn 0).
• Mẫu phân tích: khối u
• Công dụng: đánh giá nguy cơ tái phát
5-34- 70-Gene signature (Mammaprint®):
• Loại ung thư: ung thư vú
• Mẫu phân tích: khối u
• Công dụng: đánh giá nguy cơ tái phát
6-DAKU có thể được sử dụng trong sàng lọc ung thư?
Bởi vì các DAKU được sử dụng để đánh giá phản ứng của khối u với điều trị và tiên lượng, chúng ta hy vọng rằng chúng cũng có thể hữu ích trong các xét nghiệm sàng lọc nhằm phát hiện sớm ung thư, trước khi có bất kỳ triệu chứng nào.
Để xét nghiệm sàng lọc có ích, cần có độ nhạy rất cao (khả năng xác định chính xác những người mắc bệnh) và tính đặc hiệu (khả năng xác định chính xác những người không mắc bệnh).
Nếu xét nghiệm có độ nhạy cao, nó sẽ xác định được hầu hết những người mắc bệnh và ít khi gây kết quả âm tính giả. Nếu xét nghiệm có tính đặc hiệu cao, nó sẽ dẫn đến rất ít kết quả dương tính giả.
Mặc dù các DAKU cực kỳ hữu ích trong việc xác định xem khối u có đáp ứng với điều trị hoặc đánh giá xem nó có tái phát hay không, sử dụng DAKU trong sàng lọc ung thư nhưng kết hợp với các kỹ thuật khác để bổ sung cho nhau, như siêu âm, MRI,… để đưa tới kết quả tốt nhất cho người được sàng lọc.
7-Nghiên cứu để phát hiện dấu ấn ung thư tốt hơn?
Chúng ta đang chuyển sang sử dụng protein (nghiên cứu về cấu trúc, chức năng và biểu hiện protein) với hy vọng phát triển các dấu ấn sinh học mới có thể được sử dụng để xác định bệnh ở giai đoạn đầu, để đánh giá hiệu quả điều trị hoặc dự đoán khả năng tái phát ung thư sau khi điều trị đã kết thúc.
Chúng ta cũng đang đánh giá biểu hiện gen để chẩn đoán và đánh giá sự đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Ví dụ, kết quả của Thử nghiệm Trial Assigning IndividuaLized Options for Treatment (Rx) or TAILORx cho thấy đối với những phụ nữ bị ung thư vú đã phẫu thuật với không có hạch, thụ thể hormon dương tính, HER2 âm tính, với điểm số tái phát 21 gen (Oncotype Dx®) thấp nhất thì có tỷ lệ tái phát rất thấp và chỉ cần dùng liệu pháp hormone, có thể được miễn hóa trị. Thử nghiệm dựa trên Oncotype Dx® đang đánh giá việc kết hợp hóa trị liệu và liệu pháp hormone tốt hơn hay là chỉ dùng liệu pháp hormone đơn thuần.
— CN. Phạm Nguyễn Phương Trinh —
— TS.BS. Trần Ngọc Tuấn —
SOURCES:
1. Bigbee W, Herberman RB. Tumor markers and immunodiagnosis. In: Bast RC Jr., Kufe DW, Pollock RE, et al., editors. Cancer Medicine. 6 th ed. Hamilton, Ontario, Canada: BC Decker Inc., 2003.
2. Andriole G, Crawford E, Grubb R, et al. Mortality results from a randomized prostate-cancer screening trial. New England Journal of Medicine 2009; 360(13):1310–1319. [PubMed Abstract]
3. Schröder FH, Hugosson J, Roobol MJ, et al. Screening and prostate-cancer mortality in a randomized European study. New England Journal of Medicine 2009; 360(13):1320–1328. [PubMed Abstract]
4. Buys SS, Partridge E, Black A, et al. Effect of screening on ovarian cancer mortality: the Prostate, Lung, Colorectal and Ovarian (PLCO) Cancer Screening Randomized Controlled Trial. JAMA 2011; 305(22):2295–2303. [PubMed Abstract]
5. Cramer DW, Bast RC Jr, Berg CD, et al. Ovarian cancer biomarker performance in prostate, lung, colorectal, and ovarian cancer screening trial specimens. Cancer Prevention Research 2011;4(3):365–374. [PubMed Abstract]
6. Sparano JA, Gray RJ, Makower DF, et al. Prospective validation of a 21-gene expression assay in breast cancer. New England Journal of Medicine 2015; First published online September 28, 2015. doi: 10.1056/NEJMoa1510764
7. cancer.gov
8. cancer.net
9.medlineplus.gov